tailieunhanh - Báo cáo " Giải pháp thực thi các quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh "

Giải pháp thực thi các quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh Trong khi đó chỉ có một nhóm hành vi trong số này là được BLHS quy định cụ thể.(1) Như vậy, các nhóm hành vi khác có thể rơi vào một trong hai khả năng – không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự được hoặc chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các điều luật chung. | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl GIẢI PHÁP THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH VÊ KIỂM SOÁT HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH 1. Hạn chế cạnh tranh độc quyền và yêu cầu kiểm soát Cạnh tranh là quy luật vận động cơ bản của cơ chế kinh tế thị trường đồng thời được coi là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên nếu thiếu định hướng và sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh gay gắt sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh hạn chế cạnh tranh và độc quyền tất yếu sẽ xuất hiện. Theo kinh tế học hạn chế cạnh tranh và độc quyền được hiểu như là kết quả đương nhiên của quá trình cạnh tranh tự phát từ cạnh tranh hoàn hảo đến cạnh tranh không hoàn hảo bao gồm độc quyền nhóm và cạnh tranh mang tính độc quyền và rồi đưa tới độc quyền hoàn toàn trong một ngành một lĩnh vực kinh tế nhất định. Như vậy trong điều kiện nền kinh tế thị trường độc quyền được hình thành chủ yếu từ quá trình cạnh tranh. Nó xuất hiện như một tất yếu khách quan của quá trình tập trung và tích tụ tư bản là trường hợp cực đoan và là hình thái biểu hiện sau cùng của cạnh tranh không hoàn hảo. Về bản chất độc quyền được hình thành do kết quả của quá trình tích tụ tư bản khác với độc quyền hành chính được phái sinh từ công quyền là sản phẩm của ý thức chủ TS. ĐÀNG VŨ HUÂN quan thông qua chính sách tập trung hoá sản xuất của Nhà nước. Thực tiễn xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam thời gian vừa qua cho thấy tình trạng hạn chế cạnh tranh kinh tế đang xảy ra là do các nguyên nhân cơ bản sau đây Một là mặc dù Nhà nước đang nỗ lực với nhiều giải pháp nhằm hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường phát triển và từng bước hoàn thiện các loại hình thị trường để thúc đẩy quá trình cạnh tranh song môi trường cạnh tranh nói chung trong nền kinh tế và trong từng lĩnh vực chưa được xác lập một cách bình đẳng. Hai là trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam kinh tế nhà nước mà bộ phận quan trọng là các doanh nghiệp nhà nước với vai trò chủ đạo dẫn dắt nền kinh tế là lực lượng vật .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN