tailieunhanh - Báo cáo " Góp phần nhận thức về phân biệt xã hội ở nước ta hiện nay"
Góp phần nhận thức về phân biệt xã hội ở nước ta hiện nay dân chủ tối thiểu cho nhân dân Việt Nam, như việc yêu cầu xoá bỏ các tòa án đặc biệt, thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật và yêu cầu được hưởng các quyền tự do ngôn luận, báo chí, lập hội, hội họp, cư trú mà chưa hề đề cập vấn đề độc lập hay tự trị | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl GÓP PHẦN NHẬN THÚC VỀ PHẢN BỆN XÃ HỘI ở NUỚC TA HIỆN NAY Có thể nói mối liên hệ giữa Đảng Nhà nước và các thiết chế xã hội là mối liên hệ chính trị-xã hội đặc biệt có tính rộng lớn và bao trùm nhất trong xã hội ta. Để xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân do dân vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng thì không thể không giải quyết hài hoà mối liên hệ cơ bản đó. Trong định hướng xây dựng nền kinh tế thị trường và Nhà nước pháp quyền hiện nay song song với hình thức dân chủ trực tiếp như trưng cầu dân ý người dân bỏ phiếu trực tiếp quyết định về một số vấn đề của đất nước việc tiếp tục tìm kiếm những mô hình mới nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân và các tổ chức xã hội thông qua hệ thống phản biện xã hội đối với quá trình hoạch định và tổ chức thực thi đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đang được đặt ra như một nhu cầu cách cấp bách cả về mặt lí luận và thực tiễn. Ở phạm vi bài viết này tác giả xin đề cập mấy nhận thức khái quát của mình về phản biện xã hội ở nước ta hiện nay mong được trao đổi với bạn đọc. Trước hết cần khẳng định rằng phản biện xã hội là nhu cầu khách quan để phát triển của bất kì xã hội nào. Nhưng trong một xã hội dân chủ văn minh phản biện xã hội được coi là hoạt động không thể thiếu và đó TS. TRẦN THÁI DƯƠNG cũng là dấu hiệu là một trong những phương thức đặc trưng của việc thực thi nền dân chủ. Với tư cách là chức năng của xã hội phản biện xã hội được hiểu là hoạt động phân tích lập luận đánh giá trên cơ sở khoa học và thực tiễn của xã hội về tính hợp lí tính đúng đắn đối với các giải pháp quyết định của lực lượng lãnh đạo quản lí xã hội. Như vậy trên bình diện khái quát có thể thấy phản biện xã hội tồn tại một cách tất yếu trong đời sống xã hội dưới nhiều hình thức và cấp độ khác nhau. Phản biện xã hội theo nghĩa rộng như vậy được thể hiện ở toàn bộ các cách thức mà các lực lượng xã hội phản ứng ngược trở lại phản hồi trước những tác động của lực lượng lãnh đạo quản lí xã hội như dư luận xã .
đang nạp các trang xem trước