tailieunhanh - Báo cáo " Hiến pháp Việt Nam với việc thực hiện quyền bình đẳng nam nữ theo Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) "

Các quy định về hồ sơ công chứng và chế độ lưu giữ hồ sơ công chứng Theo quy định của Luật công chứng thì: "Hồ sơ công chứng bao gồm phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản chính văn bản công chứng, bản sao các giấy tờ mà người yêu cầu công chứng đã nộp, các giấy tờ xác minh, giám định và giấy tờ liên quan khác". | Hiến pháp Việt Nam với việc thục hiện CEDAW HỂ PHẤP NAM VÔI vậ THỰC HỂN QUYỂN bình oẲNG nam nữ THEOCÔNGƯÔCQWCTÍvỂXOÁBỎMỌIHÌNHTHÚCPHÂNBỆTĐỔlXỬVCHPHỤNỮ aDAW Lịch sử lập hiến Việt Nam gắn liền với lịch sử ra đời và phát triển của Nhà nước Việt Nam. So với lịch sử lập hiến nhân loại con số 60 năm của nền lập hiến Việt Nam quả là khiêm tốn nhưng đã đạt những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực mà trong đó không thể không nói đến những quy định về bình đẳng nam nữ - một biểu hiện của nền dân chủ và nhà nước pháp quyền. 1. Bình đẳng nam nữ là nguyên tắc hiến định Ghi nhận và bảo đảm thực hiện bình đẳng nam nữ là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm thể hiện trong các chính sách pháp luật mang tính nhất quán. Ngay từ khi thành lập Đảng 3 2 1930 vấn đề nam nữ bình quyền được xác định là một trong 10 nhiệm vụ trọng yếu của cách mạng Việt Nam. Đó cũng là những lo âu trăn trở của Hồ Chủ Tịch trong suốt cuộc đời phấn đấu hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc giải phóng phụ nữ. Nhận định về vị trí vai trò người phụ nữ trong xã hội Người khẳng định Nói phụ nữ là nói phần nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa . 1 Cách mạng tháng 8 1945 thành công nên ThS. NGUyẾN THỊ PH-ƠNG mong ước của Người và cả dân tộc Việt Nam đã được thực hiện. Đây là cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử Việt Nam vì đã xoá bỏ ách thống trị hàng ngàn năm của chế độ phong kiến lạc hậu cổ hủ với những quan niệm trọng nam khinh nữ phân biệt đối xử với phụ nữ. Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam độc lập có chủ quyền và cũng là bản Hiến pháp dân chủ nhân dân đầu tiên của khu vực Đông Nam châu Á. Ra đời trong bối cảnh đất nước trải qua thời kì phong kiến kéo dài hàng nghìn năm với các quan niệm và tập tục mang tính thiên kiến giới như thuyết tam tòng quan niệm nhất nam viết hữu thập nữ viết vô nam ngoại nữ nội. nhưng Hiến pháp năm 1946 đã thể hiện tính dân chủ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN