tailieunhanh - Giáo trình Kế toán quản trị (2014)

Nội dung sách được chia thành nhiều chương: Tổ chức hệ thống thông tin trong doanh nghiệp Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Dự trù ngân sách. Với cách trình bày dễ hiểu, đặc biệt trong giáo trình hướng đến sự chuẩn bị tổ chức quản lý hoạt động doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 9001-14000. | GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ -1- CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1. Khái Niệm Về Kế Toán Quản Trị Kế toán quản trị là một hệ thống thu thập xử lý và truyền đạt thông tin cho các nhà quản trị nội bộ doanh nghiệp để ra quyết định 2. So Sánh Giữa Kế Toán Quản Trị Và Kế Toán Tài Chính Giống nhau - Có cùng đối tượng nghiên cứu là các sự kiện kinh tế và pháp lý diễn ra trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp - Đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán. Kế toán tài chính căn cứ hệ thống ghi chép ban đầu này để xử lý soan thảo các báo cáo tài chính cung cấp cho các đối tượng cần thông tin kế toán ở bên ngoài của doanh nghiệp. Kế toán quản trị căn cứ hệ thống ghi chép ban đầu để vận dụng xử lý nhằm tạo thông tin thích hợp cho các nhà quản trị. - Đều thể hiện tính trách nhiệm của người quản lý trong toàn doanh nghiệp còn kế toán quản trị thể hiện trách nhiệm của nhà quản trị trên từng bộ phận của doanh nghiệp. Khác nhau KHÁC NHAU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Đối tượng sử dụng thông tin Nhà quản trị bên trong doanh nghiệp Những người bên ngoài doanh nghiệp là chủ yếu Đặc điểm thông tin Hướng về tương lai. Linh hoạt. Không qui định cụ thể Phản ánh quá khứ. Tuân thủ nguyên tắc. Biểu hiện hình thái giá trị Yêu cầu thông tin Không đòi hỏi cao tính chính xác gần như tuyệt đối Đòi hỏi tính chính xác gần như tuyệt đối khách quan Phạm vi cung cấp Từng bộ phận Toàn doanh nghiệp -2- Các loại báo cáo Báo cáo đặc biệt Báo cáo tài chính nàh nước qui định Ký hạn lập báo cáo Thường xuyên Định kỳ Quan hệ với các môn học Quan hệ nhiều Quan hệ ít Tính pháp lệnh Không có tính pháp lệnh Có tính pháp lệnh 3. Vai Trò Của kế Toán Quản Trị Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải lập kế hoạch SXKD cho doanh nghiệp mình. Từ kế hoạch chung của doanh nghiệp các bộ phận triển khai thành các mục tiêu thực hiện và kiểm tra kết quả thực hiện các mục tiêu này. Đó chính là kiểm tra quản lý - kiểm tra hướng hoạt động của doanh nghiệp. trong quá trình thực

TỪ KHÓA LIÊN QUAN