tailieunhanh - Đối phó với những kiểu sếp khó chịu

Dù hoàn thành tốt công việc ra sao, bạn dường như vẫn chưa làm sếp hoàn toàn hài lòng. Tùy thuộc vào tính cách và phong cách làm việc mà mỗi sếp có điểm khó tính riêng. Dưới đây là 5 kiểu sếp “khó chiều” như vậy và cách đối phó với họ: | Đối phó với những kiểu sếp khó chịu Dù hoàn thành tốt công việc ra sao bạn dường như vẫn chưa làm sếp hoàn toàn hài lòng. Tùy thuộc vào tính cách và phong cách làm việc mà mỗi sếp có điểm khó tính riêng. Dưới đây là 5 kiểu sếp khó chiều như vậy và cách đối phó với họ Trình bày chi tiết công việc và giải thích rõ ràng giúp sếp khỏi hiểu lầm. Ảnh internet 1. Sếp hách dịch Sếp hách dịch là người sẵn sàng đối mặt với thách thức có sự nhanh nhạy trong công việc là người sáng tạo và nhận thức tốt. Đó là ưu điểm của anh chị ấy. Về mặt tiêu cực sếp hách dịch là người giao tiếp kém và hay nghi ngờ người khác. Chuyên gia về lãnh đạo và giao tiếp Sylvia Lafair đồng thời là tác giả cuốn sách Đừng mang vấn đề đó tới công việc đưa ra lời khuyên Đối với kiểu sếp này điều quan trọng nhất là nhận thức được sự thông minh của họ cách họ thể hiện sự công bằng và cảm nhận của họ khi công việc hoàn thành . Lynn Taylor tác giả cuốn sách Thuần hóa bạo chúa công sở và CEO của công ty tư vấn mang tên mình đề nghị khi tiếp xúc với sếp nghi ngờ mình bạn nên trình bày chi tiết về công việc và giải thích một cách thấu đáo bất cứ vấn đề nào sếp hiểu lầm. Cô ấy cũng đề nghị nên liên lạc với sếp qua email -điều này có thể hạn chế những mâu thuẫn không đáng có với sếp. 2. Sếp ích kỉ Anh cô ấy đặt bản thân mình cao hơn những người khác. Đặc biệt kiểu sếp này có thể chỉ trích một cách bất lịch sự tới cấp dưới. Anh cô ấy không hào hứng với những lời góp ý và có ít sự thông cảm với nhân viên. Taylor đề nghị sử dụng biện pháp mà cô ấy gọi là Communicate giao tiếp Anticipate dự đoán Laugh cười và Manage up kiểm soát để đối phó với những sếp này. Hãy giao tiếp với sếp thường xuyên bạn sẽ dần hiểu nguyên nhân sự khó tính của sếp. Dự đoán những vấn đề trước khi chúng phát sinh hoặc trở nên căng thẳng hơn. Cười - nụ cười có thể phát huy có tác dụng giảm nhiệt khi cơn giận của sếp dâng cao. Và cuối cùng hãy kiểm soát tình hình bằng cách thể hiện vai trò gương mẫu về cách cư xử tốt. Bạn nên áp dụng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN