tailieunhanh - Báo cáo " Vấn đề bình đẳng giới và những đảm bảo trong pháp luật lao động Việt Nam "

Vấn đề bình đẳng giới và những đảm bảo trong pháp luật lao động Việt Nam Khi thực hiện xã hội hoá hoạt động công chứng tất yếu hình thành thị trường lao động đáp ứng nguồn nhân lực cho hoạt động công chứng vì thế sẽ có sự cạnh tranh giữa các tổ chức hành nghề công chứng trong việc thu hút nhân lực. | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ NHỮNG ĐẢM BẢO TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM TS. ĐÀO THỊ HẰNG 1. Thuật ngữ giới không có nghĩa là phụ nữ hay giới tính . Giới là phạm trù chỉ mối quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ biểu hiện cách thức phân định xã hội giữa hai đối tượng này có liên quan đến các vấn đề thuộc về thể chế xã hội. Còn giới tính là phạm trù chỉ sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ thể hiện các đặc điểm bẩm sinh mà khi con người sinh ra đã có. Ví dụ nam giới có thể làm thụ thai phụ nữ có thể sinh con và cho con bú. Khác với giới tính các đặc điểm giới không tự nhiên sinh ra và không phải là đặc điểm sinh học. Nó thể hiện quan niệm xã hội và chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau như văn hoá xã hội kinh tế chính sách pháp luật. do vậy nó có thể không giống nhau ở các quốc gia. Ví dụ ở một số quốc gia nấu ăn được quan niệm thuộc trách nhiệm của phụ nữ trong khi ở một số nước khác nam giới chịu trách nhiệm chính về lĩnh vực này. Hoặc ở nhiều nơi trên thế giới người ta cho rằng phụ nữ phải phụ thuộc vào nam giới nhưng ở một số nơi khác phụ nữ lại là người ra quyết định hoặc việc nam nữ tham gia vào quá trình ra quyết định là điều bình thường ở quốc gia này phụ nữ có thể làm thủ tướng cũng như nam giới có thể chăm sóc con cái tốt nhưng ở đất nước khác điều đó được xem là khác thường. Tóm lại trong khi các đặc điểm giới tính là đồng nhất ở mọi nơi đều giống nhau và không thể thay đổi dù ở châu Á hay châu Âu chỉ phụ nữ mới có thể sinh con hoặc chỉ nam giới mới có thể làm thụ thai thì các đặc điểm giới lại rất khác nhau trong các cộng đồng và giữa các quốc gia trên thế giới. Những đặc điểm này có thể thay đổi theo thời gian và tương thích với sự thay đổi của điều kiện hoàn cảnh chẳng hạn thông thường xã hội chỉ chấp nhận phụ nữ trong vai trò tề gia nội trợ nhưng khi có chiến tranh việc phụ nữ nắm giữ các vị trí lãnh đạo ở hậu phương cũng được coi là điều bình thường nói cách khác giới thể hiện quan niệm xã hội về việc phân

TỪ KHÓA LIÊN QUAN