tailieunhanh - Báo cáo " Giải quyết vấn đề xung đột về hiệu lực áp dụng giữa các điều ước quốc tế "

Giải quyết vấn đề xung đột về hiệu lực áp dụng giữa các điều ước quốc tế Điều 36 Luật công chứng quy định các tổ chức hành nghề công chứng có quyền "thuê nhân viên làm việc" nhưng Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật(2) lại không quy định rõ về việc tuyển dụng hoặc thuê công chứng viên làm việc của các tổ chức hành nghề công chứng nên dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ XUNG ĐỘT VỀ HỆU LỤC ÁP DỤNG GIỮA CÁC ĐIỀU uỡc QUỐC TẾ Điều ước quốc tế đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quan hệ quốc tế. Với các ưu thế vượt trội so với tập quán quốc tế như có thể được hình thành nhanh chóng tính công khai rõ ràng của các quy phạm. điều ước quốc tế đã chiếm được vị trí hàng đầu trong hệ thống nguồn luật quốc tế mặc dù về phương diện lịch sử tập quán quốc tế vốn xuất hiện trước. Thực tiễn tồn tại của các loại điều ước quốc tế cho thấy có sự không thống nhất giữa một số các quy phạm trong các điều ước quốc tế khác nhau khi tham gia điều chỉnh những quan hệ pháp luật quốc tế nhất định. Đơn cử như Trong khi Công ước năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải quy định chiều rộng của lãnh hải và vùng tiếp giáp là 12 hải lí thì Công ước Luật biển năm 1982 lại quy định chiều rộng lãnh hải do quốc gia ven bờ tự quy định nhưng tối đa không vượt quá 12 hải lí kể từ đường cơ sở còn vùng tiếp giáp lãnh hải hợp với lãnh hải thành vùng biển có chiều rộng không quá 24 hải lí kể từ đường cơ sở. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng xung đột này Thứ nhất do chính tính chất đặc thù của quá trình xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế nói chung và quy phạm điều ước quốc tế nói riêng. Như chúng ta đều biết pháp luật quốc tế ra đời và tồn tại trên cơ sở sự thoả thuận giữa các chủ thể luật quốc tế. ThS. NGUyẾN THỊ THUẬN Hình thức của sự thoả thuận cho dù có thể không giống nhau 2 nhưng nếu thiếu đi sự thoả thuận thì không thể có luật quốc tế. Xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền mỗi quốc gia đều có quyền tự do tham gia kí kết các điều ước với các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế. Chuẩn mực được toàn thể cộng đồng quốc tế công nhận là căn cứ đánh giá tính hợp pháp của các điều ước quốc tế chính là các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Vì vậy sự thoả thuận bình đẳng của các quốc gia trong hợp tác quốc tế cho dù rất phong phú và có thể có sự xung đột giữa một số điều ước quốc tế cụ thể được ra .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.