tailieunhanh - Giáo án Nhạc lí: Giới thiệu về quãng. Tập đọc nhạc số 1 - Âm nhạc 9 - GV:L.Q.Vinh

Tài liệu tham khảo Nhạc lí: Giới thiệu về quãng. Tập đọc nhạc: Giọng Son trưởng - TĐN số 1 môn âm nhạc 9 chúng ta nắm bắt sơ lược về quãng, cách gọi tên quãng. Biết được đặc điểm của một bài nhạc viết ở giọng son trưởng. Đọc đúng cao độ, trường độ của bài tập đọc nhạc số 1. Qua nội dung của bài tập đọc nhạc số 1, chúng ta có tình cảm trân trọng, giữ gìn nhạc cụ dù rằng đó chỉ là một nhạc cụ nhỏ bé. | Tiết 2: Nhạc lí: GIỚI THIỆU VỀ QUÃNG Tập đọc nhạc: GIỌNG SON TRƯỞNG – TĐN số 1 I-MỤC TIÊU: Kiến thức- kĩ năng: - HS biết sơ lược về quãng, cách gọi tên quãng. - HS biết được đặc điểm của một bài nhạc viết ở giọng son trưởng. - HS đọc đúng cao độ , trường độ của bài Tập đọc nhạc TĐN số 1. - Qua nội dung của bài TĐN số 1, HS có tình cảm biết trân trọng , giữ gìn nhạc cụ dù rằng đó chỉ là một nhạc cụ nhỏ bé. II- CHUẨN BỊ: : Nhạc cụ, bài tập đọc nhạc số 1 phóng to trên bảng phụ. 2 HS:SGK, chuẩn bị bài trước ở nhà 3. Phương pháp dạy-học: Thuyết trình, diễn giải, vấn đáp III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn Định 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HĐ của GV Nội dung HĐ của HS - GV thuyết trình. - GV yêu cầu. - GV đàn và hướng dẫn. - GV ghi bảng. - GV treo bài TĐN lên bảng , yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi. - GV kết luận. - GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét. - GV dùng đàn để hướng dẫn HS luyện thanh. - GV chỉ định. - GV hướng dẫn hs tập đọc nhạc theo đàn. - GV điều khiển. - GV chỉ định. - GV điều khiển. Nội dung 1: Nhạc lí : Sơ lược về quãng. - Quãng là khoảng cách về độ cao của hai âm thanh đi liền bậc hoặc cách bậc. -Tuỳ số lượng cung hoặc nửa cung chứa trong quãng đó mà xác định tên gọi và tính chất của các quãng là trưởng, thứ, đúng, tăng, giảm. - Cho Hs quan sát các ví dụ về quãng như SGK. - Cho HS nghe đàn 2 âm và nhận xét về quãng. Nội dung 2: Giọng Son trưởng Tập đọc nhạc TĐN số1. HĐ1: Giọng Son trưởng: Cho HS quan sát bài TĐn số 1. + Hoá biểu của bài nhạc có dấu hoá nào ? + Nốt kết thúc của bài là nốt gì ? KL : Giọng Son trưởng có âm chủ là nốt son. Hoá biểu của giọng son trưởng có một dấu # ( fa thăng). Nốt kết thúc của bài thường là nốt Son. HĐ 2: Tập đọc nhạc TĐN số 1: - GV treo bảng phụ TĐN - Cho HS phân tích bài TĐN : + Nhịp hai bốn. + Giọng Son trưởng. + Cao độ : sử dụng đủ 7 âm: Son –La-Si-Đô-Rê-Mi-Fa thăng. + Bài gồm 4 câu hát với 2 âm hình tiết tấu gần giống nhau. - Cho hs luyện thanh : đọc gam và các nốt trụ của giọng Son trưởng. - Cho hs đọc tên nốt nhạc. - Hướng dẫn HS tập đọc nhạc: GV đàn từng câu(3 lần)cho hs nghe và đọc theo. Tiến hành từng câu cho đến hết bài. HĐ3: Luyện tập: - Cho hs đọc nhạc nhiều lần theo đàn, kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp. - Từng tổ hs thực hiện đọc nhạc, kết hợp với gõ đệm. - Cả lớp hát lời ca và vỗ tay theo nhịp, phách.(3 lần) - HS nghe và ghi nhớ. - HS quan sát và nhận xét. - HS nghe và nhận xét. - HS ghi bày. - HS quan sát và nhận xét và trả lời câu hỏi. - HS ghi nhớ. - Quan sát và trả lời. - Luyện thanh theo đàn. - 1HS đọc. - Tập đọc nhạc theo sự hướng dẫn của gv. - Tập trình bày bài TĐN theo sự điều khiển của gv. - Thực hiện theo tổ. HS thực hiện 4. Củng cố: + Quãng là gì? Người ta gọi tên quãng dựa vào cái gì? + Nêu đặc điểm của một bài hát viết ở giọng Son trưởng. - Chia lớp thành 2 nhóm , tập đọc nhạc và ghép lời ca. 5. Dặn dò: - Về học bài, chép bài và xem trước tiết 3: Các ca khúc thiếu nhi phổ thơ. Ở bài nay chúng ta sẽ biết thêm một số ca khúc không phải sáng tác mà được phổ từ những bài thơ. Các em về xem tại sao mà người ta lại phổ thơ? đặc điểm của ca khúc phổ thơ

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.