tailieunhanh - Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khoá 3 (2009-2012) - Nghề: Điện tàu thủy - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đáp án: ĐA ĐTT-LT50
Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khoá 3 (2009-2012) - Nghề: Điện tàu thủy - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đáp án: ĐA ĐTT-LT50 sau đây là đáp án chi tiết với thang điểm cho mỗi ý trả lời sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn đang ôn thi tốt nghiệp cao đẳng nghề nghề Điện tàu thủy. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 - 2012) NGHỀ: ĐIỆN TÀU THUỶ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đáp án: ĐA ĐTT - LT 50 Câu Nội dung Điểm I. Phần bắt buộc 1 Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm và đặc tính bảo vệ việc của rơ le nhiệt kiểu kim loại kép? 4,0 + Cấu tạo rơ le nhiệt 1. Bộ phận đốt nóng. 2. Tiếp điểm thường đóng. 3. Thanh kim loại kép. (có hệ số giãn nở nhiệt khác nhau). 4. Đòn bẩy. 5. Lò xo. 6. Nút ấn phục hồi. 1,0 Giải thích 0,5 Hình vẽ 0,5 + Nguyên lý làm việc của rơ le nhiệt - Nguyên lý làm việc dựa vào tác dụng của dòng điện. - Bộ phận đốt nóng (1) đấu nối tiếp vào mạch điện chính của thiét bị cần bảo vệ. Khi dòng điện trong mạch tăng quá mức quy định ( động cơ bị quá tải) thì nhiệt lượng toả ra làm cho tấm kim loại kép (3) cong lên phía trên ( về phía kim loại có hệ số giãn nở nhỏ). Nhờ lực kéo của lò xo (5), đòn bẩy (4) sẽ quay và mở tiếp điểm (2). Mạch điện tự động mất điện. Bộ phận đốt nóng nguội đi -> thanh kim loại kép hết cong ->ấn nút ấn phục hồi (6) đưa rơle về vị trí cũ, tiếp điểm (2) đóng. 1,0 + Đặc tính bảo vệ của rơle nhiệt. - Đặc tính bảo vệ của rơle nhiệt là quan hệ giữa thời gian tác động t và dòng điện tác động I. t = f (I) - Khi I < Iđm rơle không tác động, vì nhiệt độ thấp, độ chuyển dời của kim loại kép bé, chưa tạo ra lực cần thiết nên tiếp điểm chưa thay đổi trạng thái. Khi dòng điện càng tăng, thời gian tác động càng giảm. 2,0 2 Vẽ sơ đồ và phân tích nguyên lý làm việc mạch điện tự động chuyển đổi nguồn điện. Yêu cầu: Khi nguồn điện I (Nguồn điện ưu tiên) mất điện thì phụ tải được cấp bởi nguồn điện II (nguồn điện dự phòng). Khi nguồn điện I có trở lại thì nguồn điện II ngừng cấp cho phụ tải. 3,0 * Sơ đồ nguyên lý - Mạch động lực - Mạch điều khiển * Giới thiệu mạch điện - CB1, CB2: Áptômát - K1, K2: Công tắc tơ - TR: Rơle điện áp - PT: Phụ tải - R1, S1, T1, N1: Nguồn điện I (Nguồn ưu tiên) - R2, S2, T2, N2: Nguồn điện II (Nguồn dự phòng) * Nguyên lý hoạt động - Khi nguồn điện I có điện, rơle điện áp TR có điện làm cho tiếp điểm TR1 đóng lại và TR2 mở ra. Khi đó cuộn dây công tắc tơ K1 có điện, tiếp điểm K11 đóng lại – Phụ tải được cấp bởi nguồn điện I (Nguồn ưu tiên). - Khi nguồn I mất điện, rơle điện áp TR mất điện, cuộn dây công tắc tơ K1 mất điện, tiếp điểmTR2, đóng lại, cuộn dây điều khiển K2 có điện. Khi K2 có điện tiếp điểm đóng lại – Phụ tải được cấp bởi nguồn điện II (Nguồn dự phòng) - Bảo vệ hệ thống điện bằng CB1 và CB2. 0,75 0,75 0,5 1,0 Cộng (I) 07 II. Phần tự chọn, do trường tự chọn 1 2 Cộng (II) 03 Tổng cộng (I + II) 10 , ngày tháng năm 2012 DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ 1/3
đang nạp các trang xem trước