tailieunhanh - SKKN: Khắc phục lỗi chính tả ngữ pháp cho học sinh dân tộc Khmer

Sáng kiến “Khắc phục lỗi chính tả ngữ pháp cho học sinh dân tộc Khmer” tìm ra những biện pháp thiết thực, phù hợp để khắc phục những lỗi về chính tả, ngữ pháp tiếng Việt của học sinh THPT dân tộc Khmer qua dạy học Ngữ văn. Nhờ thế, nó giúp các em hạn chế việc mắc lỗi tiếng Việt và góp phần thực thi đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường THPT hiện nay. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên. | SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ NGỮ PHÁP CHO HỌC SINH DÂN TỘC KHMER PHẦN MỞ ĐẦU I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI 1. Tiếng Việt - ngôn ngữ chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam Tiếng Việt là tiếng phổ thông là ngôn ngữ chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Năm 1969 Quyết định 153 - CP của thủ tướng chính phủ đã cụ thể hóa vai trò TV trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số Tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều cần học và dùng tiếng chữ phổ thông là ngôn ngữ chung của cả nước. Nhà nước cần ra sức giúp đỡ các dân tộc thiểu số học biết nhanh tiếng chữ phổ thông . Và Quyết định 53 - CP của Hội đồng chính phủ 1980 nêu rõ Tiếng và chữ phổ thông là ngôn ngữ chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nó là phương tiện giao lưu không thể thiếu được giữa các địa phương và các dân tộc trong cả nước giúp cho các địa phương và các dân tộc có thể phát triển đồng đều các mặt kinh tế văn hóa khoa học kỹ thuật. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và thực hiện quyền bình đẳng dân tộc . Cho nên học sinh dân tộc Khmer cũng giống như những HS các dân tộc khác khi đến trường đều sử dụng chung một ngôn ngữ đó là tiếng Việt. 2. Trường THPT Dân Tộc Nội Trú An Giang - nơi giao thoa giữa hai ngôn ngữ Trường THPT Dân Tộc Nội Trú An Giang năm học 1992 - 1993 có 354 học sinh với các lớp 6 7 8. Đến năm học 1996 - 1997 trường có lớp 12 đầu tiên. Trong những năm gần đây trường đã ổn định mỗi khối có 3 lớp từ khối 6 đến khối 12 với tổng số 684 học sinh. Phần lớn học sinh của trường là người dân tộc Khmer. Trong đó chỉ có khoảng 10 là học sinh người Kinh thuộc diện chính sách và khoảng 20 là học sinh dân tộc Khmer có cha hoặc mẹ gốc người Kinh. Ở đây các em sinh sống và học tập trong một cộng đồng thu nhỏ của dân tộc mình. Cho nên khi tiếp xúc với tiếng Việt trong học tập các em có điều kiện thuận lợi hơn so với những học sinh dân tộc Khmer đang học ở các trường phổ thông khác. Vì các em được giao tiếp bằng song ngữ tiếng Việt - tiếng Khmer. Bên cạnh đó một số giáo viên người dân tộc Khmer kể

TỪ KHÓA LIÊN QUAN