tailieunhanh - SKKN: Một vài suy nghĩ khi dạy bài Ông Đồ của Vũ Đình Liên

Sáng kiến “Một vài suy nghĩ khi dạy bài Ông Đồ của Vũ Đình Liên” nghiên cứu về tác giả, tác phẩm, đặt tác phẩm trong quá trình sáng tác của tác giả, đặt tác giả trong thi pháp chung của trào lưu lãng mạn mà cụ thể là của phong trào Thơ mới để thể nghiệm trong quá trình định hướng khai thác bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên. | SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM w A _ A A MỘT VÀI SUY NGHĨ KHI DẠY BÀI A ÔNG ĐỒ CỦA VŨ ĐÌNH LIÊN A. MỞ ĐẤU LÍ DO CHON ĐỀ TÀI Trong chương trình ngữ văn ở bậc THCS học sinh được tiếp cận nhiều tác phẩm thơ Dân gian Trung đại Hiện đại . Chúng ta biết rằng phương thức chủ yếu của thơ là phương trữ tình nếu văn xuôi phản ánh cuộc sống qua cốt truyện và nhân vật thì thơ phản ánh những vấn đề xã hội thông qua đời sống tâm thế của người nghệ sỹ - qua cảm xúc của nhà thơ. Vậy giảng dạy một tác phẩm thơ giáo viên không có con đường nào khác là phải tiếp cận với cách cảm cách nghĩ cách giải quyết cuộc sống thông qua cảm hứng chủ đạo của nhà thơ thể hiện một cách sáng tạo trong từng tác phẩm. Rõ ràng trách nhiệm của giáo viên Ngữ văn từ cách cảm cách nghĩ của mình mà định hướng giúp học sinh vừa thẩm nhận giá trị thẩm mỹ vừa thu hoạch lí tưởng nhân văn của tác giả. Qua đó giúp các em đồng sáng tạo với người nghệ sỹ để các em trải qua một qui trình tự nhận thức để hướng thiện hướng mỹ trong quá trình thu gom hành trang cuộc sống. Nhà thơ Vũ Đình Liên xuất hiện trong thời kì đầu của phong trào Thơ mới bên cạnh những tác giả có tên tuổi khai sáng như Thế Lữ Lưu Trọng Lư Huy Thông Nguyễn Nhược Pháp. Bài thơ Ông đồ là tác phẩm đặc sắc nhất trong sự nghiệp sáng tạo thi ca của Vũ Đình Liên. Ngay từ khi ra đời tác phẩm được hai nhà nghiên cứu phê bình Hoài Thanh Hoài Chân đánh giá là bài thơ kiệt tác . Trong chương trình Ngữ văn 8 cả cũ và mới đều đưa bài thơ Ông đồ vào chương trình chính khóa vừa thấy được vai trò cũng như giá trị giáo dục giáo dưỡng của bài thơ trong chương trình cấp học. Trong bài thơ với một tấm lòng giàu trắc ẩn nhà thơ đã nhận ra một sự thật là phần đông các nhà nho còn sót lại chỉ đáng thương Nhà thơ từng tâm sự khi viết về bài thơ này hình tượng ông đồ chính là cái di tích tiều tụy của một thời tàn và gián tiếp Vũ Đình Liên chỉ cho ta thái độ hợp lí hơn đối với một lớp người trí thức đi trước. Bài thơ được xem là một nghĩa cử. Đưa bài thơ vào chương trình cấp học có ý

TỪ KHÓA LIÊN QUAN