tailieunhanh - Báo cáo " Dạy kỹ năng đặt câu hỏi trong tham vấn: quan niệm và cách tiến hành"

Trong khuôn khổ bài viết này tác giả muốn chia sẻ một số kinh nghiệm cá nhân về dạy thực hành kỹ năng đặt câu hỏi trong tham vấn. Qua đó có thể giúp "khơi thông" mạch kinh nghiệm của mỗi chúng ta về khả năng ứng dụng lý thuyết tham vấn vào giảng dạy theo hướng thực hành. Bài viết có ý nghĩa chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy kỹ năng với mục đích làm phong phú thêm các cách thức tiếp cận trên vấn đề mà không nhằm gợi ý hay khẳng định như một khuôn mẫu đối. | DẠY KỸ NÀNG ĐẶT CÂU HỎI TRONG THAM VẤN QUAN NIỆM VÀ CÁCH TIẾN HÀNH Trần Thị Mình Đức Đại học Quốc gia Hà Nội. 1. Đặt vấn đề Trên thế giới để được hành nghề tham vấn độc lập một người học ngành Tâm lý học Tham vấn hay Công tác xã hội họ phải mất tối thiểu là 6 năm 4 năm cử nhân và 2 năm thạc sỹ có thực hành nội trú và 2 hoặc 3 năm thực tập nghề có giám sát. Còn ở Việt Nam do nhu cầu trợ giúp tâm lý ngày càng gia tăng nên một người chỉ cần học 4 năm Tâm lý học với lượng kiến thức thiên về lý thuyết đã có thể hành nghề tham vấn độc lập. Tình trạng này tạo nên một nghịch lý trong tư tưởng của các cử nhân. Với người khác ngành họ tự hào về sự hiểu biết tâm lý của mình và đâu đó còn coi thường những đồng nghiệp ngoài cuộc làm tham vấn. Nhưng trong thâm tâm họ đầy lo lắng về năng lực tham vấn của mình. Do đó không ít người đã phóng chiếu đổ lỗi vào các cơ sở đào tạo tâm lý học - những nơi chưa được cấp phép đào tạo người hành nghề trợ giúp tâm lý. Trên thực tế chúng ta chưa được cấp mã số cho nghề trợ giúp tâm lý mà chỉ có mã số cho nghề dạy tâm lý nghề sư phạm dù Tâm lý học đã có 50 năm đào tạo sinh viên đại học. Để tăng cường sự trợ giúp cho những người có tổn thương tâm lý khoa Tâm lý học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ngay từ khóa học 1996-1997 đã đưa vào giảng dạy môn Tham vấn tâm lý trước đây gọi là Tư vấn rồi Tư vấn tâm lý và sau đó là môn Kỹ năng tham vấn tâm lý. Sau hơn 10 năm giảng dạy nghiêng dần theo hướng thực hành trên lớp và thực tập cơ sở với sinh viên K48 và K49 tháng 5 năm 2008 bộ môn Tham vấn tâm lý đã ra đời. Các sinh viên chuyên ngành tham vấn sẽ được học sâu hơn về các mộn tham vấn gắn với nhu cầu của xã hội và học theo hướng thực hành và thực tập tại cơ sở có giám sát chuyên môn với 24 tín chỉ các môn học có liên quan đến tham vâh tương đương với 360 giờ học chưa kể thời gian làm khóa luận hoặc TẠP CHÍ TẰM LÝ HỌC Số 2 119 2 - 2009 7 môn thi tốt nghiệp về tham vấn . Việc đào tạo theo hướng thực hành này buộc các giảng viên dạy tham vấn .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN