tailieunhanh - Phù Nam - nơi gặp gỡ và giao lưu văn hóa

Bài viết trình bày vấn đề: Do có vị trí địa lí thuận lợi, lại nằm trên con đường thương mại quốc tế từ Đông sang Tây, Vương quốc Phù Nam đã phát huy được thế mạnh của mình trong việc cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm cho thương nhân các nước, để họ tiếp tục cuộc hành trình sang Trung Hoa tìm mua tơ lụa, gốm sứ và các mặt hàng khác. Nhờ đó, Phù Nam đã trở thành nơi giao lưu văn hóa giữa các nước trên thế giới, đồng thời tiếp biến các giá trị văn hóa làm phong phú nền văn hóa Phù Nam. | Tư liệu tham khảo Số 46 năm 2013 PHÙ NAM - NƠI GẶP GỠ VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA DƯƠNG TÔ QUỐC THÁI TÓM TẮT Bài viết trình bày vấn đề Do có vị trí địa lí thuận lợi lại nằm trên con đường thương mại quốc tế từ Đông sang Tây Vương quốc Phù Nam đã phát huy được thế mạnh của mình trong việc cung cấp hàng hóa nhu yếu phẩm cho thương nhân các nước để họ tiếp tục cuộc hành trình sang Trung Hoa tìm mua tơ lụa gốm sứ và các mặt hàng khác. Nhờ đó Phù Nam đã trở thành nơi giao lưu văn hóa giữa các nước trên thế giới đồng thời tiếp biến các giá trị văn hóa làm phong phú nền văn hóa Phù Nam. Từ khóa Vương quốc Phù Nam văn hóa tơ lụa. ABSTRACT Funan Where cultures meet and exchange Thanks to its advantageous geographic location lying on the internationally commercial road from the East to the West the Kingdom of Funan proved themselvse in supplying goods and necessities for international merchants so that they could continue their journey to China to buy silk pottery and other commodities. Funan became a cultural exchange center for countries all over the world at the same time it also adapted new cultural values to enrich its own culture. Keywords Kingdom of Funan culture silk. 1. Đặt vấn đề Từ lâu các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã tốn nhiều giấy mực để bàn cãi về vấn đề có hay không sự tồn tại của Vương quốc cổ Phù Nam ở hạ lưu sông Mekong nay là đồng bằng Nam Bộ của Việt Nam Từ kết quả nghiên cứu các thư tịch cổ của Trung Hoa và các bia kí. các học giả đều cho rằng có sự tồn tại của Vương quốc cổ Phù Nam khoảng từ thế kỉ I đến thế kỉ VI. Cuối năm 1944 những người nông dân ở vùng Thất Sơn huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang khi tiến hành gieo sạ trên những mảnh ruộng đã vô tình nhặt được rất nhiều hiện vật có giá trị. Đây là bước ngoặt trong cho việc khai quật tìm kiếm dấu tích cũ của Vương ThS Học viện Chính trị - Hành chính khu vực IV quốc cổ Phù Nam. Được sự chấp thuận của chính quyền Pháp tại Đông Dương nhà khảo cổ học người Pháp - Louis Malleret đã bắt tay ngay vào việc khai .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.