tailieunhanh - Huyền Quang (1254-1334): Vị thi tăng tài hoa đời Trần

Huyền Quang (1254-1334) là một thiền sư đắc đạo, vị Tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đồng thời là một nhà thơ tài hoa với những vần thơ “bay bướm, phóng khoáng”, “tinh tế, cao siêu”. Bài viết đi sâu nghiên cứu thơ của vị thi tăng đời Trần nổi tiếng tài hoa này. | Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Công Lý HUYỀN QUANG 1254-1334 VỊ THI TĂNG TÀI HOA ĐỜI TRẦN NGUYỄN CÔNG LÝ TÓM TẮT Huyền Quang 1254-1334 là một thiền sư đắc đạo vị Tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đồng thời là một nhà thơ tài hoa với những vần thơ bay bướm phóng khoáng tinh tế cao siêu . Bài viết đi sâu nghiên cứu thơ của vị thi tăng đời Trần nổi tiếng tài hoa này. Từ khóa Huyền Quang thiền sư thi tăng tài hoa văn học Phật giáo. ABSTRACT Huyen Quang 1254-1334 The talented poet-monk of Tran Dynasty Huyen Quang 1254-1334 was an enlightened Zen master the 3rdprogenitor of Trúc Lâm Yên Tử sect and a skilled poet with be flowery and liberal subtle and sublime verses. This article is a study of the poetry of this famous and talented poet-monk of Tran dynastry. Keywords Huyen Quang Zen master talented poet-monk The Buddhist literature. 1. Trong truyền thống Phật giáo đa số thiền sư đắc đạo thường có trước tác để lại cho đời từ đó tạo nên một bộ phận văn học độc đáo Văn học Phật giáo. Ở Việt Nam cũng không ngoại lệ nghĩa là cũng nằm trong truyền thống văn hóa - văn học chung đó. Ngay từ lúc Phật giáo mới truyền vào Việt Nam cho đến trước khi nước nhà giành được độc lập tự chủ vào đầu thế kỉ thứ X thì bộ phận văn học Phật giáo đã có những danh tăng - tác gia văn học tiêu biểu như Mâu Bác thế kỉ II với luận thuyết Lý hoặc luận Khưong Tăng Hội thế kỉ III với Lục độ tập kinh và nhiều trước tác dịch chú sớ khác Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Pháp Hiền với thi - kệ vào thế kỉ VI có chép trong Thiền uyển tập anh Đại Thừa Đăng với hai tác phẩm luận thuyết và bài tho Thương Đạo Hy pháp sư viết năm 675. Các thiền sư Việt Nam có tho xướng họa tặng tiễn với các nhà tho đời Đường nhưng hiện chỉ còn lại tho của các nhà tho đời Đường tặng các thiền sư Việt Nam như Thẩm Thuyên Kỳ với Vô Ngại Thượng Nhân Giả Đảo với Duy Giám pháp sư và Hoàng Hòa Tân Trưong Tịch tặng nhà sư Nhật Nam Dưong Cự Nguyên tặng Định pháp sư. Thanh Biện thế kỉ VII và Định Không thế kỉ VIII với các bài tụng kệ sấm vĩ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN