tailieunhanh - Diễn ngôn người kể chuyện trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986

Bài viết này nhấn mạnh đến phương thức tổ chức diễn ngôn người kể chuyện như lời trần thuật, lời miêu tả, lời bình luận như là cách thức hữu hiệu trong việc chiếm lĩnh, khám phá, diễn giải lịch sử và số phận con người. Vận dụng lí thuyết tự sự học về diễn ngôn, tác giả muốn khẳng định những cách tân nghệ thuật và sự vận động tư duy tự sự lịch sử của các nhà văn trong bối cảnh, tâm thế hiện đại, hậu hiện đại. | Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 63 năm 2014 DIỄN NGÔN NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU NĂM 1986 NGUYỄN VĂN HÙNG TÓM TẮT Nhằm tăng hiệu quả tự sự lịch sử các tiểu thuyết gia viết về đề tài lịch sử sau năm 1986 đã sáng tạo và sử dụng các kiểu lời của người kể chuyện và nhiều sách lược tổ chức diễn ngôn người kể chuyện khá độc đáo. Trong đó chúng tôi nhấn mạnh đến phương thức tổ chức diễn ngôn người kể chuyện như lời trần thuật lời miêu tả lời bình luận như là cách thức hữu hiệu trong việc chiếm lĩnh khám phá diễn giải lịch sử và số phận con người. Vận dụng lí thuyết tự sự học về diễn ngôn chúng tôi muốn khẳng định những cách tân nghệ thuật và sự vận động tư duy tự sự lịch sử của các nhà văn trong bối cảnh tâm thế hiện đại hậu hiện đại. Từ khóa diễn ngôn người kể chuyện tiểu thuyết lịch sử lời kể lời bình luận. ABSTRACT Narrator s discourse in Vietnamese historical novels after 1986 For better narrative effect writers of historical novels after 1986 have created different types of narrative wording and unique ways of organising narrative discourse. This article focuses on discussing ways of organizing narrative discourse such as words of narration description and critique as useful methods to achieve discover and explain history and humans fate. With the help of narratology of discourse the article aims to give credit to writers innovation of style and their change in historical narrative thinking in the modern or postmodern context. Keywords discourse narrator historical novel words of narration words of critique. 1. Giới thiệu Trong thể loại văn học lịch sử diễn ngôn của người kể chuyện vô cùng quan trọng. Nhà văn thông qua lớp diễn ngôn này để thiết kế phục dựng lại quá khứ bằng các biến cố nhân vật lịch sử. Ở một khía cạnh khác trực tiếp hoặc gián tiếp tác giả bộc lộ cảm thức nhãn quan luận giải về lịch sử thông qua sản phẩm sáng tạo của mình. Nhận thức được vai trò ý nghĩa đó các tiểu thuyết gia sau năm 1986 đã tập trung chú trọng sáng tạo tổ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN