tailieunhanh - BÁO CÁO NGHIÊN CỨU: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VIỆT NAM

Công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam thực hiện trong hai thập kỷ vừa qua đặc trưng bởi những chính sách cải cách kinh tế, mở cửa nền kinh tế và chuyển sự vận hành các quan hệ kinh tế theo hướng thị trường. Tăng trưởng kinh tế và sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô đã khẳng định tính đúng đắn của chính sách đổi mới. Cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng công nghiệp hóa; xu hướng này thể hiện đặc biệt rõ hơn trong 10 năm. | Xuất phát từ ý nghĩa của yếu tố trình độ giáo dục trong chuyển dịch cơ cấu lao động, cần nâng cao chất lượng lực lượng lao động nông thôn để tạo năng lực nắm bắt cơ hội chuyển dịch lao động: tăng đầu tư để củng cố hệ thống trường lớp và giáo viên ở nông thôn và các vùng xa xôi; xây dựng một chiến lược và kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề cho các lao động nông thôn, đặc biệt là chú trọng các ngành nghề có ý nghĩa thiết thực với sự phát triển của địa phương; Không nên chỉ có một chương trình đào tạo nghề giống nhau áp dụng cho mọi địa phương; Nội dung đào tạo nhất là đối với lao động sẽ chuyển dịch sang khu vực công nghiệp cần chú ý cả hai mặt: i) Nội dung chuyên môn và kỹ năng và ii) Tác phong công nghiệp và ý thức kỷ luật của lao động. Trong khi khuyến khích phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống, cần chú trọng nâng cao trình độ văn hoá và các kỹ năng làm việc khác cho lao động loại này để tăng khả năng linh hoạt và chuyển đổi công việc khi thị trường sản phẩm các nghề truyền thống này có biến động.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN