tailieunhanh - Bệnh giun sán

Giun sán là những ký sinh trùng phổ biến ở Việt Nam và số người mang loại ký sinh trùng cũng tương đối nhiều. Riêng ở trẻ nhỏ hầu hết đều có giun. Nguyên nhân là do trẻ ở bẩn, không được chăm sóc chu đáo, do trẻ ham chơi tay không sạch mút vào miệng, ngậm đồ chơi bám bụi bẩn, tay bẩn cầm bánh kẹo, ăn thức ăn không được nấu chín. Mặt khác, do ruồi nhặng bám vào chỗ bẩn, phân rác, rồi lại bám vào thức ăn mang theo trứng giun, từ đó trứng giun. | Bệnh giun sán Giun sán là những ký sinh trùng phổ Ị nỉ biến ở Việt Nam và số người mang 4 loại ký sinh trùng cũng tương đối nhiều. Riêng ở trẻ nhỏ hầu hết đều có giun. Nguyên nhân là do trẻ ở bẩn không được chăm sóc chu đáo do trẻ ham chơi tay không sạch mút vào miệng ngậm đồ chơi bám bụi bẩn tay bẩn cầm bánh kẹo ăn thức ăn không được nấu chín. Mặt khác do ruồi nhặng bám vào chỗ bẩn phân rác rồi lại bám vào thức ăn mang theo trứng giun từ đó trứng giun sẽ dễ dàng chui vào ruột trẻ và sinh sản rất nhanh. Có nhiều loại giun sán nhưng trẻ thường hay bị giun đũa và giun kim. Ngoài ra còn có nhiều loại khác như sán lá sán dây và các loại giun chỉ giun móc cũng có thể mắc ở trẻ con nhưng ít hơn. 1. Triệu chứng lâm sàng Trẻ có giun thường gầy ốm xanh xao bụng to bè chậm lớn. Hậu quả như vậy là do các chất bổ béo bị giun ăn mất hơn nữa trẻ lại kém ăn hay buồn nôn có khi nôn ra thức ăn có khi nôn ra cả giun đằng miệng. Trẻ hay đau bụng vùng quanh rốn rối loạn tiêu hóa phân lỏng. Trường hợp có giun nhiều quá trong ruột có thể gây tắc ruột hoặc giun di chuyển lung tung chui cả vào ống mật làm trẻ đau bụng dữ dội. Giun đũa có màu trắng hồng thân tròn như chiếc đũa sống trong ruột non trứng đẻ trong ruột rồi theo phân đi ra ngoài. Nếu trẻ ăn phải thức ăn không sạch trứng giun theo đường tiêu hóa vào dạ dày xuống ruột nở thành giun con đi vào mạch máu qua gan phổi rồi lại nuốt trở lại dạ dày xuống ruột sống cố định và lớn ở đây. Rọi phổi bằng tia X thấy có đám mờ dễ lầm với viêm phổi trong thời gian giun chui qua phổi làm cho bé có thể bị ho kéo dài gầy gò mệt mỏi. Sống trong ruột non giun tiêu thụ một phần chất bổ đáng lẽ dùng để nuôi cơ thể trẻ vì thế mà trẻ gầy còm ốm yếu xanh xao thiếu máu. Không những thế giun còn tiết ra chất độc khiến cho trẻ biếng ăn khó ngủ làm cho trẻ có thể trở nên càu nhàu hay bực tức tính tình thay đổi ít vận động. Giun kim là loại có hình thể nhỏ như chiếc kim khâu màu trắng sống trong trong ruột già và thường đẻ trứng ở hậu môn về đêm khoảng 9-10