tailieunhanh - Vua Minh Mạng và quan điểm về thơ

Mỗi thi nhân đều có quan điểm và cách tiếp cận riêng của mình về thơ. Có người xem làm thơ là mục đích để tiến thân và lưu danh. Đối với vua Minh Mạng, thơ chỉ xếp sau việc triều chính, thơ cũng chỉ được làm trong những lúc rảnh rỗi hoặc trong khi cao hứng ngâm vịnh cùng quần thần Tuy vua Minh Mạng không đặt nặng vấn đề làm thơ, nhưng khi đọc toàn bộ thi tập với khoảng 3700 bài thì mới thấy hết sự dày công của ông. | TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Huy Khuyến VUA MINH MẠNG VÀ QUAN ĐIỂM VỀ THƠ NGUYỄN HUY KHUYẾN TÓM TẮT Mỗi thi nhân đều có quan điểm và cách tiếp cận riêng của mình về thơ. Có người xem làm thơ là mục đích để tiến thân và lưu danh. Đối với vua Minh Mạng thơ chỉ xếp sau việc triều chính thơ cũng chỉ được làm trong những lúc rảnh rỗi hoặc trong khi cao hứng ngâm vịnh cùng quần thần. Tuy vua Minh Mạng không đặt nặng vấn đề làm thơ nhưng khi đọc toàn bộ thi tập với khoảng 3700 bài thì mới thấy hết sự dày công của ông. Từ khóa quan điểm làm thơ thơ ngự chế vua Minh Mạng. ABSTRACT King Minh Mang and his viewpoint about poetry Each poet has his or her own perspective and approach towards poetry. Some consider poetry as a tool for promotion or reputation. As for King Minh Mang poetry was only second to court affairs and peoms were only composed in free time or in recitations with other courtiers. Although King Minh Mang placed no emphasis on poetry his entire collection of3700 poems showed his great effort and affection for poetry. Keywords viewpoint about poetry King s poetry King Minh Mang. 1. Mở đầu Bàn về thơ của đế vương cũng như cái học của đế vương Lê Quý Đôn đã từng nhận xét trong Lệ ngôn của Toàn Việt thi lục Cái học của đế vương là làm tỏ cái lí và dựng nền trị bình còn văn chương không phải là việc gánh vác nhưng lúc rảnh rỗi muôn việc cũng trữ tình ngâm vịnh tuyên xướng trung hòa. Nước Việt ta gây dựng văn minh không kém gì Trung Quốc. Lê Tiên Hoàng tiễn sứ Tống một bài Từ của Lý Giác uyển chuyển đẹp tươi có thể vốc được Thánh Tông và Nhân Tông nhà Lý đều viết giỏi thơ hay nhưng nay không còn tra cứu được hai bài của Thái Tông một bài của Nhân Tông chỉ thấy trong Thiền uyển tập anh. Các vua triều Trần rất ưa đề vịnh nên đều có thi tập nhưng tản mát thất truyền thấy ở Việt âm chỉ vài chục bài đại để thác ứng mênh mông gửi tình cao nhã còn tràn đầy phong vị. 1 . Văn chương của hoàng đế có thể là xa lạ đối với người đọc cũng có lẽ do nhiều nguyên nhân .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.