tailieunhanh - Báo cáo "Tính cộng đồng tự quản và vai trò của nó đối với hoạt động của các tổ chức cộng đồng tự quản tại các khu dân cư ở nước ta hiện nay "

Bài viết về tính cộng đồng tự quản. Nội dung chính được chia làm 2 phần. Phần một: Cộng đồng và tính cộng đồng- khái niệm và bản chất. Phần hai: Tự quản và vai trò của nó trong cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư hiện nay ở nước ta. | TÍNH CỘNG ĐỔNG Tự QUẢN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG Tự QUẢN TẠI CÁC KHU DÂN cu Ở NUỚC TA HIỆN NAY Nguyễn Bá Dương Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Kể từ khi cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội nhất là từ 1986 trở lại đây dưới sự lãnh đạo của Đảng đất nước ta bước vào công cuộc đổi mới từ một xã hội thuần nông vốn tĩnh tại hàng nghìn nãm nay đã và đang diễn ra sự biến đổi trong mối quan hệ của mỗi cá nhân con người với làng xã đất nước khu vực và quốc tế. Ngày nay tầm nhìn của con người Việt Nam đã vượt qua luỹ tre làng song con người Việt Nam vẫn sống và phát triển trong mối quan hệ với người khác cùng cư trú trong một không gian thời gian và điều kiện sống nhất định tạo nên một cộng đồng người nhất định. Chính vì thế việc tìm hiểu tính cộng đồng tự quản của mỗi cồng dân Việt Nam đang sinh hoạt ở các khu dân cư có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn đặc biệt là trong việc tìm ra cơ sở để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc tạo nên động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội văn hoá ở các vùng miền nước ta hiện nay. 1. Cộng đồng và tính cộng đồng khái niệm và bản chất Khái niệm cộng đồng và tính cộng đồng đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học như Tâm lý học xã hội tâm lý học dân tộc xã hội học vãn hoá học lịch sử . Về khái niệm cộng đồng cho đến nay tuy còn một số vấn đề chưa được thống nhất song hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng cộng đồng là Tập hợp những người có những điểm giống nhau làm thành một khối như một xã hội . Tuy nhiên mỗi cộng đồng người xét từ cấp vi mô đến cấp vĩ mô nếu không gắn với tính cộng đồng dù ở mức thấp hay cao đều sẽ mất ý nghĩa nội hàm của nó. Chính vì thế khi bàn đến cộng đồng trên thực tế người ta chú TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC Số 6 87 6 - 2006 31 trọng nhiều đến tính cộng đồng với tư cách là một đặc điểm tâm lý cơ bản của nhóm nhóm ở đây được hiểu là cả nhóm nhỏ và nhóm lớn . Tính cộng đồng theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Phong xét ở cấp độ văn hoá được coi là một .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN