tailieunhanh - XÂY DỰNG KHU NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP KHU VỰC TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Chinh phủ đã khẳng định phát triển Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và phát triển Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá đất nước. Thực hiện chủ trương trên, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách giúp thúc đẩy phát triển về KHCN như: Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam đến năm 2010 nêu rõ: “Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, nước ta cần. | Khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam - địa bàn đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng chủ yếu của Đại học Nông Lâm Thái Nguyên gồm 16 tỉnh, có diện tích ha (chiếm 31% diện tích toàn quốc), dân số người (trong đó 40% là dân tộc thiểu số gồm hơn 30 dân tộc khác nhau). Vùng miền núi phía Bắc được coi là một trong ba vùng khó khăn nhất của đất nước, tổng GDP bằng 9,6% GDP toàn quốc, mức sống hiện tại của cư dân trong vùng chỉ bằng 50% so với mức sống bình quân cả nước. Đặc thù của vùng miền núi phía Bắc: Nền kinh tế chủ yếu dựa vào Nông - Lâm nghiệp (trừ một số tỉnh có thương mại, dịch vụ và công nghiệp phát triển như Quảng Ninh, Vĩnh Phúc). Trong những năm gần đây chính phủ đã tập trung nhiều chương phát triển khu vực miền núi nói chung và miền núi phía Bắc nói riêng nhằm xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nguồn nhân lực có độ cao còn thiếu, nhất là cán bộ kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp và lĩnh vực liên quan. Sự thiếu hụt nhân lực có độ là một trong những yếu tố hạn chế sự phát triển của khu vực. Phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc chủ yếu dựa vào phát triển nông lâm nghiệp. Các sản phẩm tạo ra phần nhiều theo phương thức truyền thống và hầu như không có sự trợ giúp của các kỹ thuật công nghệ cao.
đang nạp các trang xem trước