tailieunhanh - Phân tích và lựa chọn câu hỏi trắc nghiệm khách quan dựa trên bảng S-P, phân tích quan hệ xám và đường cong ROC

Mục đích của bài viết này là đề xuất phương pháp phân tích và lựa chọn câu hỏi trắc nghiệm khách quan (TNKQ) dựa trên bảng S-P, phân tích quan hệ xám và đường cong ROC. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp này không chỉ giúp giáo viên cải thiện chất lượng và hiệu quả của việc thiết kế câu hỏi TNKQ mà còn sử dụng để xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ. | TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Phước Hải và tgk PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN DỰA TREN bảNg S-P phân tích QUANHỆ xám VÀ ĐƯỜNG CONG ROC NGUYỄN PHƯỚC HẢI DƯ THỐNG NHẤT TÓM TẮT Mục đích của bài viết này là đề xuất phương pháp phân tích và lựa chọn câu hỏi trắc nghiệm khách quan TNKQ dựa trên bảng S-P phân tích quan hệ xám và đường cong ROC. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp này không chỉ giúp giáo viên cải thiện chất lượng và hiệu quả của việc thiết kế câu hỏi TNKQ mà còn sử dụng để xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ. Từ khóa câu hỏi trắc nghiệm khách quan bảng S-P phân tích quan hệ xám đường cong ROC ngân hàng câu hỏi. ABSTRACT The analysis and selection of objective test items based on S-P chart Grey Relational Analysis and ROC curve The purpose of this paper is to propose the analysis and selection method of objective test items based on S-P chart Grey Relational Analysis and ROC curve. Results showed that this method not only helps teachers to improve the quality and efficiency of designing objective test items but also can be used to build an objective test item bank. Keywords objective test items S-P chart grey relational analysis ROC curve item bank. 1. Giới thiệu Việc sử dụng ngân hàng câu hỏi và thi TNKQ hiện đang được các trường khuyến khích tuy nhiên đa số các câu hỏi TNKQ do giáo viên tự biên soạn có thể chưa theo đúng quy trình đặc biệt các câu hỏi sau khi sử dụng thường không được phân tích đánh giá nên các đề thi hiện nay là chưa tốt và chất lượng chưa cao. Kết quả nghiên cứu của bài viết này sẽ là tài liệu cần thiết góp phần vào quá trình cải thiện chất lượng và hiệu quả của việc biên soạn và thiết kế đề thi TNKQ đồng thời góp phần nâng cao kĩ năng của giáo viên trong việc thiết kế câu hỏi TNKQ dùng để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh HS . Sau đây là phần giới thiệu sơ lược về bảng S-P phân tích quan hệ xám và đường cong ROC. Năm 1969 Sato đã đề xuất bảng S-P Student-Problem Chart nó được sử dụng không chỉ để

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN