tailieunhanh - Tiểu luận: Những cuộc phát kiến địa lý Châu Âu thời trung đại

Tiểu luận với đề tài "Những cuộc phát kiến địa lý Châu Âu thời trung đại" trình bày các nội dung sau: bối cảnh lịch sử thế giới vào thời gian hậu kỳ trung đại, nguyên nhân và điều kiện của những cuộc phát kiến địa lý ở Châu Âu thời Trung đại, tiến trình phát kiến địa lý,. | Một câu hỏi đáng chú ý là tại sao Christopher Columbus tìm ra Châu Mỹ mà lục địa này lại mang tên America? Câu hỏi này đã được lịch sử trả lời. Vào giữa những năm 1499 và 1502, một nhà buôn đồng thời cũng là nhà thám hiểm người Ý mang tên Amerigo Vespucci đã thực hiện hai cuộc thám hiểm vùng biển phía đông của Nam Mỹ Châu. Ông Vespucci đã đi xuống phía nam xa hơn bất kỳ nhà thám hiểm nào đến trước ông. Khác với Columbus, ông không nghĩ rằng vùng đất mà ông đang thám hiểm là Á Châu, mà tin rằng đây chính là một vùng đất mới đang được khám phá. Sự khám phá ra tân thế giới của ông đã được giới báo chí tường thuật khiến ông trở nên nổi tiếng khắp Âu Châu. Vào năm 1507, bản đồ thế giới được vẽ lại và in ra với phần đất Châu Mỹ được đặt tên là America, lấy từ tên Amerigo của ông. Tên America sau đó gây nhiều tranh luận và nghi vấn về câu hỏi ai mới thật sự là người đầu tiên tìm ra Châu Mỹ; Christopher Columbus tuy tìm ra Châu Mỹ vào năm 1492 nhưng vì nhầm tưởng là Á Châu nên ông đã không tin là đã tìm ra một lục địa mới, trong khi Amerigo Vespucci tuy đến sau, nhưng là người khẳng định đó là một vùng đất mới. Dù sao đi nữa, nếu không có cuộc thám hiểm của Christopher Columbus thì chắc chắc Amerigo Vespucci sẽ không có cơ hội để kết luận là Châu Mỹ đã được tìm ra và người Âu Châu sẽ không có cơ hội để khai phá tân thế giới.