tailieunhanh - Giáo trình Tâm lí học đại cương: Phần 1 - Nguyễn Xuân Thức (chủ biên)

Cùng nắm kiến thức trong giáo trình Tâm lí học đại cương - Phần 1 thông qua việc tìm hiểu nội dung các chương sau: Tâm lí học là một khoa học; hoạt động, giao tiếp và sự hình thành, phát triển tâm lí; sự hình thành và phát triển tâm lí, ý thức. . | GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG Dùng cho các trường Đại học Sư phạm Nguyễn Xuân Thức Chủ biên LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay kiến thức Tâm lí học cần thiết cho mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và được giảng dạy trong các trường đại học thuộc các nhóm ngành nghề khác nhau. Môn Tâm lí học đại cương là môn học chung nhất cung cấp những kiến thức cơ bản nhận dạng khoa học tâm lí và là tri thức nền tảng để tiếp thu các kiến thức tâm lí học chuyên sâu và tâm lí học liên ngành. Môn Tâm lí học đại cương là môn học cơ bản trong chương trình đào tạo đại cương ở các trường đại học và cao đẳng. Giáo trình Tâm lí học đại cương được bộ môn Tâm lí học đại cương - Khoa Tâm lí giáo dục biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy học tập của sinh viên các nhóm ngành thuộc các trường đại học khác nhau. Giáo trình Tâm học đại cương khi được biên soạn đã có sự tiếp thu kế thừa và lựa chọn các tri thức của những tài liệu trước đó và được sắp xếp lại ở một số đơn vị tri thức tâm lí học cho phù hợp khi giảng dạy tránh sự trùng lặp về tri thức giữa các phần. Nội dung giáo trình Tâm học đại cương gồm sáu chương được phân công biên soạn như sau Chương thứ nhất Tâm lí học là một khoa học. Nguyễn Quang Uẩn và TS Nguyễn Xuân Thức. Chương thứ hai Hoạt động. giao tiếp và sự hình thành phát triển tâm lí. Trần Quốc Thành. Chương thứ ba Sự hình thành và phát triển tâm lí. Nguyễn Quang Uẩn và TS Nguyễn Xuân Thức. Chương thứ tư Hoạt động nhận thức. TS Nguyễn Kim Quý TS Nguyễn Thị Huệ ThS Nguyễn Đức Sơn. Chương thứ 5. Tình cảm và ý chí. Hoàng Anh và Lê Thị Bừng. Chương thứ 6. Nhân cách và sự hình thành phát triển nhân cách. Nguyễn Thạc và TS Vũ Kim Thanh. Bộ môn Tâm lí học đại cương đã cố gắng nhiều trong việc biên soạn với mong muốn giáo trình sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho sinh viên học viên. nghiên cứu sinh và cán bộ giảng dạy trong các trường đại học. Khi biên soạn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định mong nhận được các ý kiến .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN