tailieunhanh - Mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị trong “hướng tới nền hòa bình vĩnh cửu” của I. Cantơ

Bài viết "Mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị trong hướng tới nền hòa bình vĩnh cửu của I. Cantơ" đi sâu phân tích, đánh giá và đưa ra những quan điểm mang tính đột phá về mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị. Hy vọng tài liệu sẽ hỗ trợ các bạn trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Mời cùng tham khảo. | MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC VÀ CHÍNH TRỊ TRONG HƯỚNG TỚI NỀN Hòa bình vĩnh Cửu của I. CANTƠ VŨ THỊ THU LAN Tóm tắt Mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị là vấn đề được rất nhiều nhà tư tưởng từ cổ chí kim quan tâm lý giải. Trong tác phẩm Hướng tới nền hòa bình vĩnh cửu I. Cantơ - nhà triết học Đức lỗi lạc đã đi sâu phân tích đánh giá và đưa ra những quan điểm mang tính đột phá về mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị. Những quan điểm đó của ông mang ý nghĩa vượt thời đại là tiền đề và định hướng cho việc giải quyết một trong những vấn đề toàn cầu cấp bách hiện nay - vấn đề chiến tranh và hòa bình. Vấn đề đó lại càng có ý nghĩa hơn khi chúng ta đang chuẩn bị kỷ niệm đại lễ nghìn năm Thăng Long - Hà Nội thành phố vì hòa bình. Trong bài viết này tác giả cố gắng nêu lên và phân tích những quan điểm cơ bản đó của ông. Tác phẩm Hướng tới nền hòa bình vĩnh cửu được I. Cantơ hoàn tất năm 1795 sau sự kiện ký kết Hiệp ước hòa bình giữa Pháp và Phổ tại Baden. Một sự kiện lịch sử cụ thể ở đây là sự kết thúc chiến tranh giữa các nhà nước quân chủ châu Âu và nền cộng hòa Pháp đã kích thích I. Cantơ suy ngẫm về một dân tộc hùng mạnh và được khai sáng một dân tộc với tư cách thủ lĩnh có thể thành lập liên minh hòa bình giữa các dân tộc chấm dứt các cuộc chiến tranh và hơn nữa có thể chấm dứt một cách vĩnh viễn. Trong tác phẩm I. Cantơ đã cố gắng hình thành những nguyên tắc và các cơ sở của luật quốc tế mà tự nó có thể góp phần tạo dựng một cộng đồng nhân loại thống nhất. Trong tác phẩm này ông phác thảo ra một kịch bản cho nền hòa bình vĩnh hằng để làm xuất phát điểm cho cả một chặng đường dài tiếp theo. Cái đặc sắc nhất trong tác phẩm này thể hiện tính nhân văn cao cả vốn có trong triết học Cantơ và đạo đức học của ông là ở chỗ ông đã cố gắng chứng minh cho sự tồn tại mức độ hài hòa tự nhiên xác định giữa những mệnh lệnh lý tính đạo đức và lý tính nhà nước đồng thời bác bỏ ý kiến của những người hoài nghi - những người cho rằng đạo đức và chính trị là bất tương dung nghĩa là không .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN