tailieunhanh - Khi bé yêu sợ hãi
Vòng tay cha mẹ sẽ giúp bé yêu thêm vững tâm để vượt qua nỗi ám ảnh. Bài viết gợi ý cho bạn những cách vượt qua nỗi sợ hãi một cách nhẹ nhàng cùng với bé yêu. Tâm lý trẻ con dễ hoảng sợ bởi nhiều lý do - bóng tối cơn gió lạnh thậm chí là bạn thú nhồi bông màbé vốn yêu thích. Cũng có thể là bởi bé đã trải qua một tình thế nguy hiểm và cảm giác sợ hãi đeo bám hàng ngày hàng tuần sau đó | Khi bé yêu sợ hãi Vòng tay cha mẹ sẽ giúp bé yêu thêm vững tâm để vượt qua nỗi ám ảnh. Bài viết gợi ý cho bạn những cách vượt qua nỗi sợ hãi một cách nhẹ nhàng cùng với bé yêu. Tâm lý trẻ con dễ hoảng sợ bởi nhiều lý do - bóng tối cơn gió lạnh thậm chí là bạn thú nhồi bông màbé vốn yêu thích. Cũng có thể là bởi bé đã trải qua một tình thế nguy hiểm và cảm giác sợ hãi đeo bám hàng ngày hàng tuần sau đó. Cho dù bé có kinh hãi đến như thế nào thì nỗi sợ thì nỗi sợ của trẻ con cũng không hẳn là điều đó quá bất thường. Đó chỉ là những cảm xúc giúp bé khám phá thế giới quanh mình. Tâm lý trẻ con dễ hoảng sợ bởi nhiều lý do - bóng tối cơn gió lạnh thậm chí là bạn thú nhồi bông mà bé vốn yêu thích Thấu hiểu tâm lý của con. Điều quan trọng là để trẻ biết được bạn hiểu cảm xúc của chúng lúc này rằng bạn cũng trải qua điều này khi bạn còn nhỏ. Thành thật tâm sự với trẻ sẽ giúp con bạn hiểu rằng nỗi sợ hãi chúng đang đối mặt chưa phải là tận cùng thế giới. Lời nói của bạn cũng đem lại những lợi ích khác chúng giúp trẻ thú nhận những cảm xúc của mình. Nên nhớ rằng một khi bạn gần gũi với cảm giác của con cái thì tâm lý của chúng càng đỡ bị đe dọa. Đừng coi thường nỗi sợ của con Dùng những từ như Con ngốc lắm hay Các bạn khác không sợ như con đâu sẽ khiến cho con bạn nghĩ rằng chúng đúng là những đứa con hư. Nỗi xấu hổ sẽ ngăn cản con bạn nói lên tâm trạng của mình. Và kết quả là con bạn ngày một e dè mặc cho tâm lý sợ hãi của bản thân ngày một lớn dần lên. Nguy hiểm hơn là nó sẽ dẫn đến sự thiếu tự tin ở con bạn sau này. Thể hiện lòng tự tin trước trẻ Đảm bảo với bé rằng bạn hiểu rõ vấn đề và sẽ không để bất cứ tổn hại nào xảy đến cho bé là một phương án cần làm. Ngay cả khi con bạn rơi vào tình trạng hoảng loạn thì điều bạn cần làm là tìm ngay khả năng điều khiển tình huống này thật bình tĩnh trong bản thân mình. Không có gì có thể đẩy nỗi sợ hãi của trẻ con lên cao ngút bằng việc người lớn không biết chọn thái độ đúng vào lúc này. Không hỏi quá nhiều và những câu giải thích .
đang nạp các trang xem trước