tailieunhanh - Tiểu luận QLNN ngạch chuyên viên: Giải quyết tình huống giáo viên không soạn bài khi lên lớp của giáo viên tại trường Tiểu học T, huyện Y, tỉnh Ninh Bình

Tiểu luận QLNN ngạch chuyên viên: Giải quyết tình huống giáo viên không soạn bài khi lên lớp của giáo viên tại trường Tiểu học T, huyện Y, tỉnh Ninh Bình được thực hiện để cùng tham gia giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, góp phần nâng cao nghiệp vụ công tác quản lí trường học nói chung và quản lí chuyên môn trường tiểu học nói riêng. | Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập” thì giáo viên V đã vi phạm điều 16 của luật viên chức. Hay theo Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức thì giáo viên V có thể bị kỷ luật khiển trách, nhưng cũng có thể bị mức kỷ luật cảnh cáo. Nhưng theo Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 08 năm 2006 về tổ chức và hoạt động của thanh tra Giáo dục, quy định tại điều 1: “Thanh tra giáo dục thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý Nhà nước về Giáo dục, nhằm đảm bảo việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm”. Như vậy, bên cạnh việc xử lý các vi phạm trong ngành giáo dục, việc phát huy các nhân tố trong tập thể và mặt tích cực trong mỗi người cán bộ, giáo viên và nhân viên đều phải được coi trọng và nghiệp vụ thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã định hướng vai trò, vị trí, mục đích của thanh tra giáo dục “Với đối tượng thanh tra, thanh tra giáo dục tác động tới ý thức, hành vi con người, nâng cao tinh thần trách nhiệm động viên, thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ, uốn nắn, giúp đỡ sửa chữa sai sót, khuyết điểm” (Quản lý Giáo dục và Đào tạo – quyển 2, Hà Nội 2002, trang 134). Như vậy để giúp giáo viên V nâng cao tinh thần trách nhiệm vượt qua mọi khó khăn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì thực hiện phương án 3 tức “tổ chức họp toàn trường, chỉ rõ sai phạm, góp ý phê bình, nhắc nhở, Ban giám hiệu thẳng thắn nhận khuyết điểm; yêu cầu dạy lại những tiết dạy chưa tốt; quan tâm giúp đỡ, động viên để giáo viên V vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ” là phương án phù hợp nhất. Hay đây là phương án tối ưu để xử lý tình huống sai phạm quy chế của giáo viên Mai Thị V.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.