tailieunhanh - Chuyên đề "Một số phương pháp giải hệ phương trình" - GV. Lê Đình Tần

Chuyên đề "Một số phương pháp giải hệ phương trình" gồm 3 phần: giới thiệu về chuyên đề, một số dạng toán hệ phương trình và phương pháp giải, có hướng dẫn, giải thích cụ thể; phần cuối là kết luận và kiến nghị. Chuyên đề tập hợp các dạng toán phương trình thường gặp trong các kỳ thi ĐH, CĐ, ở các đề thi học sinh giỏi - là tài liệu bổ ích cho các em ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi lớn. | CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI HỆ PHƯƠNG TRÌNH Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ phương trình là mảng kiến thức quan trọng trong chương trình Toán học phổ thông nó thường gặp trong các kì thi tuyển sinh vào lớp 10 tuyển sinh Đại học Cao đẳng thi học sinh giỏi. Mặc dù học sinh được cọ xát phần này khá nhiều song phần lớn các em vẫn thường lúng túng trong quá trình tìm ra cách giải. Nguyên nhân là vì Thứ nhất hệ phương trình là mảng kiến thức phong phú và khó đòi hỏi người học phải có tư duy sâu sắc có sự kết hợp nhiều mảng kiến thức khác nhau có sự nhìn nhận trên nhiều phương diện. Thứ hai sách giáo khoa trình bày phần này khá đơn giản các tài liệu tham khảo đề cập đến phần này khá nhiều song sự phân loại chưa dựa trên cái gốc của bài toán nên khi học học sinh chưa có sự liên kết định hình và chưa có cái nhìn tổng quát về hệ phương trình. Thứ ba đa số học sinh đều học một cách máy móc chưa có thói quen tổng quát bài toán và tìm ra bài toán xuất phát chưa biết được bài toán trong các đề thi do đâu mà có nên khi người ra đề chỉ cần thay đổi một chút là đã gây khó khăn cho các em dẫn chứng gần đây nhất là đề thi thử lần 2 Trường THPT Chuyên -Đại Học Vinh năm 2014 . e Chuyên đề này của tôi về mặt hình thức là không mới. Cái mới ở đây chính là sự phân loại có tính chất xuyên suốt chương trình nhưng vẫn bám vào các kĩ thuật quen thuộc phù hợp với tư duy của học sinh. Thêm vào đó với mỗi bài toán đều có sự phân tích lôgic có sự tổng quát và điều đặc biệt là cho học sinh tìm ra cái gốc của bài toán cuc bài toán từ đâu mà có người ta đã tạo ra chúng bằng cách nào. Thông qua các việc làm thường xuyên này học sinh đã dần dần hình thành được phương pháp rèn luyện được kỹ năng có tư duy sáng tạo có năng lực làm toán và tạo ra các bài toán mới. Học sinh thường hiểu sâu và hứng thú khi học phần này. Mặc dù đã có sự đầu tư song vì điều kiện thời gian còn hạn chế nên sự phân loại có thể chưa được triệt để và chỉ mang tính chất tương đối rất mong được các bạn bè đồng nghiệp góp ý kiến chỉnh .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.