tailieunhanh - BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM VÀ QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA NÓ

Việt Nam là một quốc gia ven biển có bờ biển dài trên km, có các vùng biển và thềm lục địa khoảng một triệu km2, gần | Những năm gần đây, nhiều nước ven biển có khuynh hướng mở rộng nội thủy bằng cách xác định đường cơ sở của nước mình, để từ đó mở rộng nội thủy và lãnh hải. Theo Tuyên bố ngày 12-5-1977 của Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì đường cơ sở của Việt Nam là những đường thẳng gãy khúc nối liền 11 điểm, từ điểm A1 (hòn Nhạn thuộc quần đảo Thổ Chu, Kiên Giang) đến điểm A11 (đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị). Trên đường cơ sở này, có điểm là mỏm đất liền nhô ra biển như điểm A8 (mũi Đại Lãnh, Phú Yên) cách xa bờ 74 hải lý; có điểm cách xa bờ hơn 80 hải lý. Trong khi đó Tuyên bố ngày 15-5-1996 của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thì đường cơ sở tiếp giáp với quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là Nam Sa) gồm 28 điểm nối liền các điểm nhô ra nhất là các đảo, đá, bãi cạn thuộc quần đảo. Tuyên bố “đường yêu sách lưỡi bò” đã gây lo ngại sâu sắc cho các nước trong khu vực biển Đông, trực tiếp xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Vì Hoàng Sa vốn là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam và Trung Quốc vạch đường cơ sở như vậy đương nhiên coi vùng nước bên trong các đảo nhỏ thuộc quần đảo Hoàng Sa là nội thủy của Trung Quốc, không quốc gia nào có quyền qua lại.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.