tailieunhanh - Phương pháp nhận biết và phòng trừ một số bệnh trên cây nhãn

Cây Nhãn là cây có gía trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao hàm lượng đường chiếm 17 - 20%, cùi nhãn sấy khô là vị thuốc bổ, quả sử dụng ăn tươi, chế biến long nhãn, quả nhãn còn dùng làm thuốc trong đông y có tác dụng an thần điều trị suy nhược thần kinh, kém trí nhớ, mất ngủ, cây nhãn là nguồn bóng mát giữ nước rừng đầu nguồn, hoa dùng để nuôi ong | Phương pháp nhận biết và phòng trừ một số bệnh trên cây nhãn Cây Nhãn là cây có gía trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao hàm lượng đường chiếm 17 - 20%, cùi nhãn sấy khô là vị thuốc bổ, quả sử dụng ăn tươi, chế biến long nhãn, quả nhãn còn dùng làm thuốc trong đông y có tác dụng an thần điều trị suy nhược thần kinh, kém trí nhớ, mất ngủ, cây nhãn là nguồn bóng mát giữ nước rừng đầu nguồn, hoa dùng để nuôi ong. Với các giống nhãn, nếu thời tiết có mưa phùn, trời âm u, thiếu ánh sáng, nhiệt độ mát sẽ dẫn tới nhiều bệnh hại cho cây trồng như sương mai, thán thư, thối hoa và rụng quả non làm cho năng suất và chất lượng quả giảm. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số cách chọn thuốc trừ bệnh cho nhãn đạt hiệu quả cao, đảm bảo đậu quả, bội thu. Nhận biết bệnh sương mai: Bệnh hại chủ yếu trên nụ, hoa và quả non. Vết bệnh bất định hình màu đen thối ướt làm rụng nụ, rụng hoa và rụng quả mới hình thành. Bệnh mốc sương hại trên nhãn vải thông thường vào các tháng 2-3-4 hàng năm. Từ tháng 5-9 thời tiết nắng nóng không thích hợp cho bệnh phát sinh phát triển nên bệnh ít gây hại. Chọn thuốc trừ bệnh sương mai: Chọn những loại thuốc chất lượng cao có tác dụng nội hấp, phòng trừ bệnh trong thời gian dài để giảm công phun xịt được nhiều nhà vườn tin dùng cho hiệu quả cao, thuốc có tên thương phẩm: Aliette 800WG; Mikal 800WG; Alpine 80WP; Ridomin gold 68WP. Phun phòng 2 lần, lần 1 trước khi nở hoa 1-5 ngày, lần 2 sau lần 1 khoảng 10-15ngày. Nhận biết bệnh thán thư: Bệnh thán thư hại trên lá non, lá bánh tẻ, nụ, hoa; trên quả từ khi mới hình thành cho đến lúc thu hoạch. Trên lá vết bệnh thường biểu hiện cháy khô mép lá, đầu lá; có ranh giới rõ rệt giữa phần bị bệnh và phần không bị bệnh là một đường viền màu nâu vàng. Vết bệnh thối đen lõm ở giữa trên nụ, hoa và quả mới hình thành làm rụng nụ, rụng hoa, rụng quả. Trên quả già và chín, vết bệnh thối khô hay thối ướt màu xám đen hơi lõm, nứt ở giữa. Chọn thuốc trừ bệnh thán thư nội hấp hiệu quả cao, thuốc có tên thương phẩm: Bavistin 50SL; Carbezim 50EC; Benlate 50WG. Bệnh thán thư thường phun phòng 3 lần. Hai lần đầu phun hỗn hợp với thuốc trừ bệnh sương mai. Lần thứ 3 phun trước khi thu hoạch quả 7-10 ngày.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN