tailieunhanh - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thị giác của trẻ em

Bài báo này phân tích khái quát về hệ thống thị giác, cơ chế nhìn của mắt và các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thị giác của trẻ em. Nghiên cứu đã chứng minh rằng, thị giác ảnh hưởng đến tất cả những lĩnh vực phát triển và khả năng thực hiện các hoạt động của trẻ và thông qua những điều chỉnh về môi trường có thể dạy cho trẻ sử dụng thị giác chức năng có hiệu quả hơn. | Created by Simpo PDF Creator Pro unregistered version http Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Nguyễn Thị Kim Anh NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG THỊ GIÁC CỦA TRẺ EM NGUYỄN THỊ KIM ANH TÓM TẲT Bài báo đã phân tích khái quát về hệ thống thị giác cơ chế nhìn của mắt và các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thị giác của trẻ em. Nghiên cứu đã chứng minh rằng thị giác ảnh hưởng đến tất cả những lĩnh vực phát triển và khả năng thực hiện các hoạt động của trẻ và thông qua những điều chỉnh về môi trường có thể dạy cho trẻ sử dụng thị giác chức năng có hiệu quả hơn. ABSTRACT Studying factors impacting on children s sights The article is about general analysis on visual system eye mechanism and factors impacting on the use of children s sights. The findings demonstrate that the eyesight impacts on all the areas of child development and abilities to perform their activities and via the environmental adjustment how to use functional eyesight can be taught more efficiently. 1. Hệ thống thị giác và cơ chế nhìn của mắt . Hệ thống thị giác Mắt là một bộ máy quang học quan trọng có cấu tạo phức tạp. Ở người mắt hình thành rất sớm vào khoảng 5 tuần sau khi thụ thai. Mắt chỉ là bộ phận thu hình giống như một chiếc máy ảnh. Còn não mới làm chức năng phân tích tổng hợp những thông tin của hàng triệu tế bào cảm quang từ võng mạc gửi về để tạo nên cảm giác về hình ảnh. 3 TS Khoa Giáo dục Đặc biệt T rường Đại học Sư phạm TP HCM Hình 1 Sơ đồ cấu tạo của mắt Tia sáng đi qua giác mạc bộ phận phía trước và trong suốt của nhãn cầu. Sau đó ánh sáng sẽ đi qua khe mở của mống mắt rồi xuyên qua thủy tinh thể T3 được treo lơ lửng phía sau đồng tử. Thủy tinh thể sẽ dày lên khi chúng ta nhìn vật ở cự ly gần và dẹt lại khi nhìn vật ở cự ly xa. Chức năng của thủy tinh thể là hội tụ các tia sáng trên võng mạc. Võng mạc là một bộ phận nằm phía sau khối tinh thể mắt chứa các tế bào đặc biệt có thể gọi là tế bào nhận ảnh và các tế bào thần kinh. Các tế bào nhận ảnh có hai loại

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN