tailieunhanh - Ngôn ngữ, chữ viết và văn học ở Việt Nam - Nguyễn Tùng

Mời các bạn tham khảo tài liệu "Ngôn ngữ, chữ viết và văn học ở Việt Nam" để nắm bắt một số kiến thức về ngôn ngữ và tiếng Hán trong xã hội Việt Nam truyền thống; văn học Hán-Việt; văn học chữ Nôm; sự kém phát triển của văn xuôi Việt Nam; ngôn ngữ, chữ viết, văn học ở Triều Tiên và Nhật Bản. | NGÔN NGỮ CHỮ VIẾT VÀ VĂN HỌC Ở VIỆT NAM Nguyễn Tùng Tóm tắt Từ thế kỷ XIII cho đến đầu thế kỷ XX văn học Hán-Việt phát triển song song với văn học nôm. Do có những chức năng tư tưởng và chính trị vô cùng quan trọng văn học Hán-Việt chiếm vị trí chính thức trong khi văn học nôm hầu như gồm toàn thi ca chỉ đóng vai trò giải trí. Theo tác giả tình trạng nghịch lý đó phát xuất từ ưu thế tuyệt đối mà chữ và tiếng Hán vẫn tiếp tục chiếm lĩnh cả ngàn năm sau khi Việt Nam thu hồi được độc lập vì chúng gắn nền với những định chế quan trọng nhất của xã hội Việt Nam như hệ tư tưởng giáo dục hệ thống quan lại và thực tiễn hành chính. Sau khi chính quyền thuộc địa Pháp thay chữ Hán bằng chữ quốc ngữ một nền văn học mớí mở rộ trong đó văn xuôi ngày càng đóng vai trò quan trọng do tác động của các biến đổi sâu sắc về xã hộí kinh tế và văn hoá. Dù giành được độc lập vào năm 938 sau hơn 11 thế kỷ bị Trung Quốc đô hộ nhưng Việt Nam chẳng bao giờ thoát khỏi sự chi phối của ngôn ngữ cũng như chữ viết của người Hán chúng vẫn tiếp tục chiếm vị trí chính thức trong gần một nghìn năm. Hiện tượng này dường như mâu thuẫn hoàn toàn với tinh thần bất khuất kiên cường của người Việt trong công cuộc đấu tranh trường kỳ nhằm bảo vệ nền độc lập chính trị của mình. Chỉ vào khoảng từ thế kỷ XIII trở đi song song với văn học truyền khẩu chắc đã có từ lâu đời văn học Nôm mới bắt đầu xuất hiện bên cạnh văn học Hán-Việt. Chủ yếu viết bằng văn vần văn học Nôm cho đến đầu thế kỷ XX vẫn chỉ có chức năng tiêu khiển. Trong bài này chúng tôi sẽ thử trình bày và lý giải tình trạng mới nhìn qua có phần nghịch lý này nhất là khi ta so sánh nó với tình hình văn học ở Triều Tiên và nhất là ở Nhật Bản. Ngôn ngữ và tiếng Hán trong xã hội Việt Nam truyền thống Ngoại trừ Singapore mà đa số cư dân có gốc Hán Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Nguyễn Tùng Ngôn ngữ chữ viết và văn học ở Việt Nam 117 Hán. Sở dĩ ảnh hưởng này được lâu bền như vậy chủ yếu là nhờ việc sử dụng chữ Hán .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.