tailieunhanh - Vai trò của việc phát triển Hành lang kinh tế Đông Tây đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam - ThS. Hồ Thị Hoàng Lương

Vai trò của việc phát triển Hành lang kinh tế Đông Tây đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam giới thiệu về Hành lang kinh tế Đông - Tây, vai trò của Hành lang kinh tế Đông - Tây đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, giải pháp nâng cao vai trò của việc phát triển Hành lang kinh tế Đông - Tây đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. | VAI TRÒ CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG TÂY ĐỐI VỚI QUÁ tRìNH Hội nhập kinh tế quốc tế ở việt nam ThS. Hồ Thị Hoàng Lương Khoa Quản trị kinh doanh I. ĐẶT VẤN ĐÈ Hội nhập kinh tế quốc tế là một đòi hỏi tất yếu khách quan của tất cả các quốc gia trên thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả giúp Việt Nam tạo ra thế đứng mới trên thương trường quốc tế hạn chế những đối xử không công bằng tranh thủ nguồn vốn kỹ thuật công nghệ tiên tiến mở rộng thị trường xuất nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là phải lựa chọn như thế nào để hội nhập vẫn bảo toàn trọn vẹn độc lập tự chủ không đánh mất truyền thống an ninh trật tự xã hội được bảo đảm xã hội lành mạnh và phát triển. Việt Nam có nhiều lợi thế để bước vào hội nhập. Một trong những lợi thế đó là nước ta nằm ở vị trí chiến lược trong bản đồ phát triển kinh tế thế giới và khu vực. Nằm ở vùng trung tâm của biển Thái Bình Dương nơi hội tụ các luồng vận tải biển quốc tế nơi giao thoa của các dòng chảy thương mại Âu - Á Mỹ -Á Đại Dương - Á và Phi - Á. Do vậy xét trên tổng thể việc chúng ta tham gia vào các hành lang kinh tế đặc biệt là hành lang kinh tế Đông - Tây sẽ giúp nước ta phát huy tối đa những lợi thế này. II. NỘI DUNG 1. Giới thiệu về Hành lang kinh tế Đông - Tây . Khái quát về hành lang kinh tế Ý tưởng Hành lang kinh tế do Hội nghị bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mê Kông lần thứ 8 GMS đưa ra. Trong tuyên bố chung của Hội nghị đã nói Hành lang kinh tế là cơ chế hữu cơ liên kết giữa sản xuất thương mại và đầu tư. Trong kỷ yếu hội nghị cho rằng hành lang kinh tế cần là con đường liên kết giữa sản xuất thương mại và cơ sở hạ tầng trong khu vực địa lí đặc biệt . Từ cách biểu đạt trên có thể thấy hành lang kinh tế là biện pháp hợp tác mới để thúc đẩy hợp tác và phát triển kinh tế của các nước tiểu vùng. Hành lang kinh tế vốn xuất phát và phát triển từ hàng lang giao thông nó vượt qua nội dung đơn thuần là đường giao thông mà là lấy xây dựng cơ sở hạ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN