tailieunhanh - Đôi nét về tiếng Việt - Đoàn Xuân Kiên

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của cộng đồng dân chúng hơn 78 triệu người ở trong nước Việt Nam, không kể là người thuộc sắc tộc nào. Ngoài ra, tiếng Việt cũng là tiếng nói chung của cộng đồng người Việt tại hải ngoại, với số dân tổng cộng trên dưới 2 triệu người. để nắm bắt nội dung chi tiết. | ĐÔI NÉT VỀ TIẾNG VIỆT Đoàn Xuân Kiên Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của công đồng dân chúng hơn 78 triệu người ở trong nước Việt Nam không kể là người thuộc sắc tộc nào. Ngoài ra tiếng Việt cũng là tiếng nói chung của cộng đồng người Việt tại hải ngoại với số dân tổng cộng trên dưới 2 triệu người. Một giải thuyết về nguồn gốc tiếng Việt Tìm hiểu nguồn gốc tiếng Việt là một công trình dài lâu và có tính cách liên khoa khảo cổ dân tộc học ngữ học. Những hiểu biết yề ngôn ngữ các cộng đồng dân tộc đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay chưa được đầy đủ cho nên những giải thuyết đưa ra cho đến nay hãy còn cần tìm hiểu thêm nhiều. Tiếng Việt thuộc nhóm ngôn ngữ Việt-Mường là một trong hai nhánh cuả chi ngôn ngữ Việt-Chứt năm trong khối Việt-Katu thuộc khu vực Đông cuả ngành Môn-Khmer họ ngôn ngữ Nam Á. Họ ngôn ngữ Nam Á là một ngữ hệ lớn bao trùm điạ bàn rộng khắp vùng Đông Nam châu Á. Đại gia đình ngôn ngữ to lớn này sách cũ thường gọi là Bách Việt này có thể là đại gia đình ngôn ngữ cuả nhánh Tạng-Miến nhánh Nam Á và nhánh Nam Đảo từ những thời xa xăm. Họ ngôn ngữ Nam Á hình thành khi ba nhánh lớn phân tán ra khắp vùng Đông Nam Á và yhâu Đại Dương. Ngược về thời tiền sử khoảng hơn mười ngàn năm trước tây lịch đại gia đình họ ngôn ngữ Bách Việt đã phân tán từ cao nguyên Tây Tạng theo hướng các dòng sông lớn Dương Tử Cửu Long Mê Nam Saluen Irauadi mà đi về phiá đông và phiá nam dải lục điạ Đông Nam châu Á. Nhánh Nam Á di chuyển xuống bán đảo Đông Dương Miến Điện và một vài vùng nhỏ ở đông và trung Ân Độ. Nhánh Mã Lai-Đa Đảo di chuyển xuống miền trung và nam Trung Hoa rồi theo đường biển mà đi về duyên hải bán đảo Đông Dương và bán đảo Mã Lai. Nhánh Tạng-Miến ở lại điạ bàn cũ và mãi về sau này khoảng 2000 năm trước tây lịch mới di chuyển một phần xuống bắc Miến Điện và tây nam Trung Hoa. Những đợt di dân khác nhau cuả đại gia đình Bách Việt đã góp phần hình thành cộng đồng dân tộc và ngôn ngữ Việt Nam thời cổ đại. Khi đợt di dân đầu tiên thuộc nhánh Nam Á tới điạ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.