tailieunhanh - Calci với sự phát triển của xương, bệnh còi xương và loãng xương

Calci là nguyên tố đứng thứ 5 sau carbon, hydro, oxy, ni tơ mà cơ thể không thể tự tổng hợp được phải bổ sung từ bên ngoài. Cơ thể con người cần duy trì sự cân bằng Calci ở xương và máu trong suốt cuộc đời. Một khi mất đi sự cân bằng này, cơ thể sẽ sinh bệnh. Khoa học dinh dưỡng người đã xác định rằng, lượng Calci ở người ước tính khoảng 1200g, chiếm 1-2% trọng lượng của cơ thể. Có 99% lượng Calci là ở xương, răng; 1% còn lại là ở trong máu, dịch. | Calci với sự phát triển của xương bệnh còi xương và loãng xương Calci là nguyên tố đứng thứ 5 sau carbon hydro oxy ni tơ mà cơ thể không thể tự tổng hợp được phải bổ sung từ bên ngoài. Cơ thể con người cần duy trì sự cân bằng Calci ở xương và máu trong suốt cuộc đời. Một khi mất đi sự cân bằng này cơ thể sẽ sinh bệnh. Khoa học dinh dưỡng người đã xác định rằng lượng Calci ở người ước tính khoảng 1200g chiếm 1-2 trọng lượng của cơ thể. Có 99 lượng Calci là ở xương răng 1 còn lại là ở trong máu dịch gian bào cơ và mô. Calci giúp cơ thể hình thành hệ xương và răng vững chắc đảm bảo chức phận thần kinh và sự đông máu bình thường. Tất cả các quá trình chuyển hóa trong cơ thể đều cần Calci vì vậy nồng độ calci trong cơ thể được duy trì không thay đổi nhờ một cơ chế cân bằng. 60 calci trong huyết thanh tồn tại dưới dạng ion và có hoạt tính sinh học số còn lại tồn tại dưới dạng trơ trong đó có 35 gắn với các protein albumin và globulin 5 ở dạng phức hợp với các muối citrate carbonate và phosphate. Trong quá trình phát triển của hệ xương - cho đến khoảng 20 tuổi - calci được tích tụ ở xương với mức trung bình là khoảng 150mg ngày do vậy trong giai đoạn dậy thì lượng Calci ở mức độ tương đối cân bằng. Tuy nhiên ở lứa tuổi 50 đối với nam giới hoặc ở giai đoạn tiền mãn kinh ở nữ giới lượng Calci bắt đầu suy giảm dễ dẫn tới hiện tượng loãng xương. Hầu hết Calci ăn vào được hấp thu tại ruột non. Sự hấp thu Calci phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan tới khẩu phần ăn. Thiếu Calci trong khẩu phần hấp thu calci kém hoặc mất quá nhiều calci dẫn đến tình trạng rối loạn khoáng hóa tại xương ảnh hưởng tới phát triển xương. Bệnh còi xương ở trẻ em diễn ra khi lượng calci trong một đơn vị thể tích xương thiếu. Còi xương là bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ đang trong thời kỳ phát triển nhanh gây biến dạng lồng ngực xương sọ và chân tay nhẹ thì làm trẻ tăng trưởng chậm nặng thì làm trẻ ngừng phát triển tầm vóc chiều cao Còi xương để lại những hậu quả rất nghiêm trọng về hình hài và kích cỡ các .