tailieunhanh - Báo cáo "Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp biến văn hoá của các Dân tộc ở Tây Nam Bộ"

Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp biến văn hoá của các Dân tộc ở Tây Nam Bộ Trong bài viết này tác giả chỉ đưa ra những nhân tố có ảnh hưởng rõ rệt đến sợ tiếp biến văn hoá của các dân tộc được khảo sát ở một số tỉnh miền Tây Nam Bộ. Bài viết gồm 4 mục. Mục 1 nói về tình trạng kinh tế của gia đình và mức độ tương đương về vị thế kinh tế- xã hội của các dân tộc. Mục 2 nói về mức độ giao tiếp, tiếp xúc. | MỘT SỔ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Sự TIẾP BIỂN VĂN HÓA CỦA CÁC DÂN TỘC Ở TÂY NAM BỘ Phan Thị Mai Hương Viện Tám ỉ ý học. Tim hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp biến vãn hoá cũa các dân tộc là một công việc khó khãn và phức tạp bởi mọi yếu tố khó kiểm soát cùng lúc trong quá trình khảo sát để có những nhận định chính xác. Mặt khác trong khảo sát của mình do điều kiện hạn chế chúng tôi cũng chỉ tìm hiểu một số nhân tố mà thôi. Vì thế trong bài viết này chúng tòi chỉ đưa ra những nhân tố có ảnh hưởng rõ rệt đến sự liếp biến vãn hoá của các dân tộc được khảo sát ở một sô tỉnh miền Tây Nam Bộ. Tỉnh trạng kinh tế của gia đình và mức độ tương đương về vị thế kinh tế-xã hội của các dán tộc Trong bối cảnh xã hội hiện nay kinh tế gia đình đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong cuộc sống của tất cả các dân tộc trên đất nước ta trong đó có Tây Nam Bộ. Với đặc điểm này tình trạng kinh tế có ảnh hướng mạnh mẽ đến mọi hiện tượng xã hội trong đó có sự tiếp biến văn hoá. Trên mặt bằng chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long cuộc sống cùa người dân Khơ me là khó khăn nhất. Tý lệ hộ đói nghèo cao nhất thuộc về người Khơ me. Trong khi đó người Hoa và người Kinh có cuộc sống khá hơn đặc biệt là người Hoa. Tuy lĩnh vực hoạt động kinh tế cúa các dân tộc này tương đối khác nhau người Hoa chuyên buôn bán còn người Kinh sàn xuất nông nghiệp nhưng nhìn chung hai dân tộc này có thể coi là tương đương nhau về vị thê kinh tế trong xã hội trong khi người dân Khơ me còn nhiều khó khản về kinh tế. Xét về vị thế xã hội người Hoa thường không quan tâm đến các hoạt động xã hội. Họ chỉ chú tàm vào làm ăn buôn bán. Rất ít người Hoa tham gia công tác quản lý hay đoàn thể xã hội nhưng họ đóng góp đầy đủ nghĩa vụ của mình mỗi khi được yêu cầu. Trong khi đó người Kinh tham gia vào các hoạt động này tích cực hơn. Người dân cã hai dán tộc này đcu không có mặc cảm về vị thế kinh tế - xã hội của mình. Còn người dân tộc Khơ me do cuộc sống kinh tế khó khăn nên thường bị mặc cảm về cái .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN