tailieunhanh - Báo cáo " Về nguyên tắc gián tiếp L.XVƯGÔTXKI trong học thuyết các giai đoạn phát triển trí tuệ trẻ em của J.PiaGet"

Về nguyên tắc gián tiếp trong học thuyết các giai đoạn phát triển trí tuệ trẻ em của Bài này đề cập đến hai học thuyết đến hai học thuyết. Nguyên tắc gián tiếp của nói về sự hình thành và phát triển các chức năng tâm lý cao cấp- quá trình này thực chất là quá trình các chức năng tâm lý có được cơ chế gián tiếp. Học thuyết của : ông cho rằng trí tuệ là sản phẩm do con người tự tạo trong quá trình tác động qua lại giữa con người với. | VE NGUYEN TAC GIAN TIEP TRONG HỌC THUYẾT CÁC GIAI ĐOẠN PHẤT TRIỂN TRÍ TUỆ TRẺ EM CỦA 1 Trần Thành Nam Trường Đợi học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Năm 1996 các nhà tâm lý học thế giới kỷ niệm 100 nãm ngày sinh của hai nhà tâm lý học kiệt xuất của thế kỷ XX và J. Piaget. Hai nhà tâm lý học nàỵ đã có những đóng góp hết sức tiêu biểu cho nền tâm lý học thế giới. Những còng trình của các ông để lại là kim chỉ nam cho công tác học tập giảng dạy và nghiên cứu tâm lý học một cách thực sự khách quan khoa học. Một trong những thành tựu của các ông là đã làm rõ được bản chất của quá trình vận động phát triển tâm lý từ thời kỳ tiền sử tới thời kỳ nảy sinh và phát triển các chức năng tâm lý cấp cao chỉ có ở người. Về vấn đề này các nhà tâm lý học đã nhận định Luận điểm về chức nãng dấu hiệu của các kích thích phương tiện chức năng gián tiếp trong hệ thống quan điểm của Vưgốtxki là chìa khoá để hiểu sự hình thành và phát triển các chức năng tâm lý cấp cao tức là các dạng cấp cao của tâm lý hành vi người nói chung 1 . Lý thuyết về sự phát triển trí tuệ của trẻ do J. Piaget xây dựng là một minh chứng hùng hồn về tính đúng đắn cho quan điểm trên của Vưgốtxki. 1. Nguyên tắc gián tiếp của . Vưgốtxki Khi nói về sự hình thành phát triển các chức năng tâm lý cấp cao chỉ có ở người Vưgốtxki khẳng định quá trình này thực chất là quá trình các chức năng tâm lý có được cơ chế gián tiếp. Chính là nhờ có cơ chế gián tiếp mà con người về cơ bản khác với con vật con người không bị động trước tự nhiên mà vươn lên làm chủ tự nhiên làm chủ bản thân mình. Các chức năng tâm lý cấp cao này chỉ có tính gián tiếp do các kích thích mà bản thân con người tự đưa vào hoạt động của mình tạo nên. Khi phân tích hoạt động đặc thù của con người hoạt động lao động sản xuất ông nhấn mạnh vai trò của công cụ tâm lý phương tiện hoạt đông bên trong nó 50 TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC Số 9 78 9 - 2005 không làm biến đổi khách thể mà điều chỉnh hành vi của con người làm biến đổi chủ thể . .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN