tailieunhanh - Ebook Triển vọng kinh tế thế giới 2020: Phần 2

Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn sách "Triển vọng kinh tế thế giới 2020", phần 2 - Một số thách thức chủ yếu của nền kinh tế thế giới giới thiệu tổng quan về bức tranh kinh tế thế giới với những thách thức về chủ nghĩa khủng bố quốc tế, an ninh lương thực, sự thay đổi về nhân khẩu học,. . | Chương 3 Một sô thách thúc chủ yếu của kinh tế thế giới Mặc dù sự phát triển của kinh tế thế giới trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21 được dự báo khá lạc quan kinh tế thế giới phát triển theo chiều hướng phục hồi tăng trưởng song không phải là không có những vấn đề tồn tại trong nền kinh tế thế giới. Các chuyên gia kinh tế của WB IMF OECD xem đó là những thách thức đáng lo ngại và quá tải của nền kinh tế thế giới nếu không có sự phối hợp giữa các quốc gia và các khu vực trong các chính sách điều chỉnh kinh tế vĩ mô và vi mô. I. Thách thức đối với học thuyết hóa kinh tế học Trước cuộc đại suy thoái kinh tế đầu những năm 1930 kinh tế học cổ điển do Adam Smith khởi xướng với tư tưởng chủ đạo là để cho thị trường quyết định hết thảy luôn là kim chỉ nam cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế. Cuộc đại suy thoải 1929-1933 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng khủng hoảng thừa đi liền với giảm phát và thất nghiệp tràn lan. Hàng hóa thừa ế nhưng 193 người tiêu dùng không có tiền mua do không có thu nhập. Trước tình hình đó Keynes cho rằng không thể phó mặc hoàn toàn cho thị trường quyết định nhà nước phải can thiệp vào thị trường để sửa chữa những khiếm khuyết của thị trường. Keynes đề nghị chính phủ tăng chi tiêu để tạo ra việc làm nhằm mục tiêu khởi động lại bộ máy kinh tế. Khác với kinh tế học cổ điển coi trọng mặt cung Keynes nhấn mạnh vào mặt cầu. Thực thi các chính sách Keynes đề nghị Mỹ và các nước phương Tây dần thoát khỏi cuộc đại suy thoải. Đầu những năm 1970 do rất nhiều nguyên nhân kinh tế các nước công nghiệp phát triển lại rơi vào khủng hoảng trì trệ kéo dài. Ở cuộc khủng hoảng lần này tình thế đã khác trước thất nghiệp không đi kèm với giảm phát mà lại đi liền với lạm phát. Trong tình hình đó các công cụ chính sách tài chính mà Keynes đề nghị trong những năm 1930 không còn phát huy tác dụng. Cuộc khủng hoảng trong những năm 1970 làm cho người ta nhận thức rằng lý luận và chính sách của chủ nghĩa Keynes cũng không phải là liều thuốc hiệu nghiệm .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.