tailieunhanh - Báo cáo "Ý thực lân bang với các khu vực - nơi các cô dâu và người lao động Việt Nam đang sống và làm việc PDF Hoàng Kim "

Ý thực lân bang với các khu vực - nơi các cô dâu và người lao động Việt Nam đang sống và làm việc PDF Hoàng Kim | 18 Tạp chí Tâm lý học Số 1 2005 sơ Lược LỊCH SỬ VÀN ĐỀ NGHIÊN cứu PHONG CÁCH NHẬN THỨC ĐỘC LẬP - PHỤ THUỘC VÀ HÀNH VI CHƠI CỦA TRẺ MAU giáo 3- 6 TUỔI hong cách nhận thức cognitive style trở thành đối tượng nghiên cứu của tâm lý học vào những năm 80 của thế kỷ XVIII gắn liền với sự ra đời của các trắc nghiệm đo lường trí tuệ trong tâm lý học và giáo dục học từ ý tưởng của Ebbinghaus Webster và Gaíton. Phong cách nhận thức PCNT được miêu tả là cách thức ổn định đặc trưng của cá nhân trong hoạt động nhận thức Kirby 1979 Saracho 1987 . . PCNT tuy không liên quan trực tiếp đến nội dung và trình độ nhận thức của cá nhân nhưng những khác biệt cá nhân trong tổ chức cấu trúc và hình thức nhận thức ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động nhận thức nói riêng và hoạt động tâm lý nói chung của con người. Trong lĩnh vực nghiên cứu PCNT các tác giả đã đưa ra những cách hiểu khác nhau về bản chất nguồn gốc và cách phân loại PCNT như Cross 1976 Kogan 1976 Messick 1976 Vernon 1973 Witkin 1976 Mỹ Goldstein và Blackman 1978 Anh . Messick đã liệt kê 19 loại PCNT khác nhau. Trong số các loại PCNT loại Độc lập và phụ thuộc tương đối vào TRẦN THỊ NGA bối cảnh hay trường nhận thức viết tắt phong cách nhận thức độc lập -phụ thuộc PCNT ĐL-PT được nghiên cứu sâu rộng hơn cả Nhà tâm lý học người Mỹ H. A. Witkin được coi là cha đẻ của lý thuyết PCNT ĐL-PT. Trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ II người ta nhận thấy rằng khi bị mất điều khiển từ mặt đất một số phi công chiến đấu vẫn có thể duy trì khả năng định hướng trong không gian trong khi một số khác mất phương hựớng và bay lộn ngược. H. A. Witkin và cộng sự đã xây dựng một số trắc nghiệm để nghiên cứu về sự kiện này. Ông phát hiện ra rằng một số người có khả năng tách đối tượng tri giác ra khỏi trường tri giác trong khi một số khác lại chỉ có thể tri giác một đối tượng nào đấy và bối cảnh như một chỉnh thể thống nhất. Ông gọi nhóm người thứ nhất là độc ĩập với trường còn nhóm người thứ hai là phụ thuộc vào trường . Trên cơ sở nghiên cứu

TỪ KHÓA LIÊN QUAN