tailieunhanh - Thí nghiệm của Griffith và Oswald Avery chứng minh ADN là vật chất di truyền

Năm 1928, Griffith đã phát hiện ra hiện tượng biến nạp (transformation) ở vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây bệnh sưng phổi ở động vật có vú. Vi khuẩn này có hai dạng khác nhau: - Dạng S (Smooth) có khuẩn lạc láng trên môi trường thạch. Tế bào của vi khuẩn dạng này có vỏ bao (capsule) nên hệ thống miễn dịch của cơ thể động vật không thể tấn công tiêu diệt được, vì vậy, khi xâm nhập vào cơ thể, chúng gây nên bệnh sưng phổi. - Dạng R (Rough) có khuẩn lạc nhăn, tế bào của chúng. | Thí nghiệm của Griffith và Oswald Avery chứng minh ADN là vật chất di truyền Năm 1928 Griffith đã phát hiện ra hiện tượng biến nạp transformation ở vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây bệnh sưng phổi ở động vật có vú. Vi khuẩn này có hai dạng khác nhau - Dạng S Smooth có khuẩn lạc láng trên môi trường thạch. Tế bào của vi khuẩn dạng này có vỏ bao capsule nên hệ thống miễn dịch của cơ thể động vật không thể tấn công tiêu diệt được vì vậy khi xâm nhập vào cơ thể chúng gây nên bệnh sưng phổi. - Dạng R Rough có khuẩn lạc nhăn tế bào của chúng không có vỏ bao nên khi xâm nhập vào cơ thể động vật chúng sẽ bị hệ thống miễn dịch của động vật tiêu diệt không gây nên bệnh. Griffith đã phát hiện ra rằng nếu tiêm dịch vi khuẩn dạng S đã đun sôi đến chết vào chuột thì chuột không bị bệnh. Nhưng khi tiêm vào chuột hỗn hợp bao gồm một lượng nhỏ vi khuẩn sống dạng R với một lượng lớn tế bào vi khuẩn dạng S đã đun chết thì chuột phát bệnh và chết. Lấy máu của chuột chết vì bệnh này đưa vào môi trường nuôi cấy ông thấy sự có mặt của vi khuẩn dạng S. Như vậy vi khuẩn dạng S không thể tự sống trở lại sau khi bị đun đến chết được nhưng các tế bào chết này đã truyền tính gây bệnh cho tế bào sống dạng R. Hiện tượng này gọi là biến nạp. Năm 1914 Oswald Avery Colin Mc. Leod và Maclyn Mc. Carty đã xác định tác nhân gây biến nạp bằng thí nghiệm theo sơ đồ như sau Sơ đồ thí nghiệm của Oswald Avery Colin Mc. Leod và Maclyn Mc. Carty DNA của tế bào vi khuẩn gây bệnh dạng S được tách và làm sạch. Mặc dù đã tách và làm sạch nhưng sản phẩm thu nhận được vẫn còn một ít protein. Giả thiết nếu protein là tác nhân gây biến nạp thì sau khi xử lý loại bỏ protein bằng enzyme protease và phối trộn với tế bào sống dạng R thì hiện tượng biến nạp sẽ không xảy ra. Ngược lại nếu tác nhân biến nạp là DNA thì sau khi loại bỏ DNA bằng enzyme deoxyribonuclease và phối trộn với tế bào sống dạng R thì cũng sẽ không xuất hiện hiện tượng biến nạp. Kết quả thí nghiệm cho thấy hiện tượng biến nạp chỉ tìm thấy khi có .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG