tailieunhanh - Biện pháp phòng trị rầy nâu hại lúa trên diện rộng

Rầy nâu có tên khoa học là Nilaparvata lugens Stal, họ Delphasidae, thuộc Bộ Homoptera. Rầy nâu thích hợp với điều kiện khí hậu ấm nóng, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ và thường gây hại nặng trên diện rộng. Rầy nâu xâm nhập vào ruộng lúa ngay từ khi mới cấy và hại cả trên mạ. Cao điểm rầy phát sinh mật độ cao và gây hại năng vào giai đoạn lúa trỗ xong, ngậm sữa và bắt đầu chín. Rầy nâu còn là nguyên nhân lây truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa. . | Biện pháp phòng trị rầy nâu hại lúa trên diện rộng Rầy nâu có tên khoa học là Nilaparvata lugens Stal, họ Delphasidae, thuộc Bộ Homoptera. Rầy nâu thích hợp với điều kiện khí hậu ấm nóng, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ và thường gây hại nặng trên diện rộng. Rầy nâu xâm nhập vào ruộng lúa ngay từ khi mới cấy và hại cả trên mạ. Cao điểm rầy phát sinh mật độ cao và gây hại năng vào giai đoạn lúa trỗ xong, ngậm sữa và bắt đầu chín. Rầy nâu còn là nguyên nhân lây truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa. Đặc điểm hình thái của rầy nâu Trứng rầy nâu mang hình bầu dục cong, một đầu to, một đầu nhỏ, trong suốt. Rầy nâu đẻ trứng trong bẹ lá hoặc gân lá. Rầy nâu phát triển đến 5 tuổi có màu đen xám sau thành vàng nâu, thân hình tròn, dài 1 - 3 mm. Khi trưởng thành, rầy nâu có màu nâu và có 2 dạng cánh sau đây: cánh dài phủ kín bụng và cánh ngắn khoảng 2/3 thân. Tập quán sinh hoạt và đặc điểm gây hại của rầy nâu Rầy nâu sống gần gốc lúa, cách mặt nước 10 – 15 cm chích hút ngay thân lúa. Khi bị động có thể nhảy lên các bộ phận khác của cây hoặc rơi xuống nước. Ban đêm leo lên đọt lá để chích hút. Rầy có cánh thường thích chui vào đèn. Do đó, ta có thể dùng đèn để dẫn dụ rầy. Rầy nâu dùng vòi để chích hút nhựa cây khiến cây lúa bị khô héo. Khi rầy nâu chích vào lúa, chúng để lại trên lá, thân 1 vệt nâu cứng, cản trở sự luân chuyển nước và chất dinh dưởng, thân (lá) bị khô héo (cháy rầy). Ngoài ra rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh virus bệnh lúa cỏ, lùn xoắn lá. Phân của rầy nâu chứa nhiều đường là môi trường cho các loại nấm phát triển gây nên bệnh bồ hóng ở gốc lúa và làm cản trở quang hợp của lúa. Biện pháp phòng trừ rây nâu (1) Sử dụng các giống kháng rầy nâu. (2) Cấy dày vừa phải, bón phân cân đối, thả vịt vào ruộng lúa diệt rầy. Khi mật độ rầy cám từ 18- 27 con/khóm lúa cần phun thuốc diệt rầy. (3) Dùng các loại thuốc Bassa 50EC, Regent 800WP, Trebon 20ND, Mipcin 20WP, rạch hàng lúa để phun. Nếu dùng Actara 25WG thì không cần rạch hàng nhưng vẫn phải phun tập trung vào gốc lúa.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN