tailieunhanh - Báo cáo Vật liệu xây dựng - Môi trường: Thí nghiệm và tính toán các đặc trưng nứt của bê tông cường độ cao
Bài báo giới thiệu về thí nghiệm và tính toán các đặc trưng nứt cơ bản của một số loại bê tông cường độ cao. Hệ số cường độ ứng suất giới hạn KC, độ bền nứt giới hạn Gc, năng lượng nứt Gf và chiều dài đặc trưng của vùng phá huỷ bê tông (FPZ) l ch của 2 loại bê tông có cường độ chịu nén từ 60 MPa đến 80 MPa được thống kê và tính toán từ thí nghiệm uốn trên 3 điểm các mẫu dầm có đường nứt mồi. Kết luận về phương pháp thí nghiệm phù hợp với điều kiện Việt Nam và kiến nghị giải pháp để kết quả thí nghiệm đầy đủ và chính xác hơn. | VẬT LIỆU XÂY DỰNG – MÔI TRƯỜNG THÍ NGHIỆM VÀ TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG NỨT CỦA BÊ TÔNG CƯỜNG ĐỘ CAO KS. NGUYỄN THANH VŨ, PSG. TS. BÙI CÔNG THÀNH, TS. HỒ HỮU CHỈNH Trường đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh TS. TRẦN THẾ TRUYỀN Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Bài báo giới thiệu về thí nghiệm và tính toán các đặc trưng nứt cơ bản của một số loại bê tông cường độ cao. Hệ số cường độ ứng suất giới hạn KC, độ bền nứt giới hạn Gc, năng lượng nứt Gf và chiều dài đặc trưng của vùng phá huỷ bê tông (FPZ) l ch của 2 loại bê tông có cường độ chịu nén từ 60 MPa đến 80 MPa được thống kê và tính toán từ thí nghiệm uốn trên 3 điểm các mẫu dầm có đường nứt mồi. Kết luận về phương pháp thí nghiệm phù hợp với điều kiện Việt Nam và kiến nghị giải pháp để kết quả thí nghiệm đầy đủ và chính xác hơn. Từ khóa: Hệ số cường độ ứng suất, năng lượng nứt, chiều dài đặc trưng, bê tông cường độ cao. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, việc ứng dụng các phương pháp phân tích mới trong đánh giá phá hoại các bộ phận kết cấu công trình là cấp thiết để nâng cao tính chính xác, độ tin cậy tính toán và tuổi thọ của chúng. Phương pháp sử dụng lí thuyết cơ học rạn nứt và phá huỷ bê tông để phân tích phá hoại các bộ phận kết cấu các công trình như dầm, vỏ hầm hay tường chắn bê tông do xuất hiện và lan truyền mất ổn định của các đường nứt là một hướng đi mới và đã khẳng định nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp phân tích phá hoại truyền thống. Khi áp dụng phương pháp này đòi hỏi phải tiến hành rất nhiều thí nghiệm để xác định các đặc trưng cơ học của bê tông làm cơ sở cho việc tính toán thiết kế và chuẩn đoán phá hoại, đặc biệt là các đặc trưng nứt cơ bản của vật liệu bê tông như hệ số cường độ ứng suất giới hạn (critical stress intensity factor) KC, độ bền nứt giới hạn (critical fracture toughness) GC hay năng lượng rạn nứt (fracture energy) Gf . Ở các nước phát triển, cơ sở dữ liệu về các đặc trưng nứt của các loại bê tông có cấp hạng khác nhau, thành phần cốt liệu khác nhau, ứng dụng .
đang nạp các trang xem trước