tailieunhanh - Biện pháp phòng trị bệnh lùn sọc đen hại lúa lây lan trên diện rộng

Hiện nay, theo thông báo của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến ngày hôm nay, bệnh lùn sọc đen hại lúa đã phát sinh tại hơn 24 tỉnh, thành phố, với diện tích bị nhiễm hơn ha. Trong đó đã có 5 tỉnh, thành phố công bố dịch và thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch lùn sọc đen khẩn cấp | Biện pháp phòng trị bệnh lùn sọc đen hại lúa lây lan trên diện rộng Hiện nay, theo thông báo của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến ngày hôm nay, bệnh lùn sọc đen hại lúa đã phát sinh tại hơn 24 tỉnh, thành phố, với diện tích bị nhiễm hơn ha. Trong đó đã có 5 tỉnh, thành phố công bố dịch và thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch lùn sọc đen khẩn cấp. Theo các chuyên gia ngành nông nghiệp, tác nhân gây bệnh lùn sọc đen hại lúa là do vi rút lùn sọc đen phương Nam (Southern Rice Black Streaked Dwarf Virus - SRBSDV) và rầy lưng trắng là môi giới chính lây truyền vi rút này (cả rầy non và rầy trưởng thành đều truyền bệnh). Cây lúa bị bệnh có triệu chứng chung là thấp lùn, lá xanh đậm hơn bình thường. Lá lúa bị bệnh có thể xoăn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá. Bị bệnh nặng cây lúa không trỗ bông được hoặc trỗ bông không thoát và hạt thường bị đen. Trước tình hình dịch bệnh lan rộng, theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng và các nhà chuyên môn, bà con nông dân ở các địa phương cần thường xuyên theo dõi bẫy đèn để xác định đỉnh cao của các đợt rầy lưng trắng và các loại rầy hại lúa khác. Đồng thời, theo kinh nghiệm từ các đợt dịch rầy vừa qua, thời điểm gieo mạ, cấy lúa hoặc gieo thẳng có thể né rầy là khoảng 4 - 6 ngày sau đỉnh cao của rầy vào đèn. Để chủ động phòng bệnh, bên cạnh các biện pháp như vệ sinh đồng ruộng, bảo vệ mạ, bà con nông dân cần hạn chế sử dụng những giống lúa đã xác định nhiễm bệnh nặng, sử dụng các giống kháng (chống chịu) rầy hoặc ít nhiễm rầy; bố trí cơ cấu mùa vụ lúa hợp lý theo hướng giảm tỷ lệ trà lúa xuân sớm, xuân trung, có thời gian cách ly giữa vụ xuân và vụ hè thu, vụ mùa tiếp theo để cắt cầu nối truyền bệnh. Những ruộng lúa bị nhiễm bệnh nặng khó phục hồi cần phải tiêu hủy, bà con nông dân cần phối hợp với chính quyền địa phương để tìm biện pháp khắc phục phù hợp. Theo Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật Ngô Vĩnh Viễn, cây lúa non từ gieo, cấy đến khi hóa đòng là giai đoạn mẫn cảm với bệnh nên cần thường xuyên theo dõi bẫy đèn để xác định mật độ rầy, khi cần thiết phải trừ rầy truyền bệnh thì ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ rầy nội hấp như: Chess 50WG, Elsin 10EC, Actara 25WG, Oshin 20WP, Dantotsu hiệu quả trừ cả rầy non và rầy trưởng thành. Trong trường hợp chống lây lan bệnh trên ruộng, có thể dùng hỗn hợp với các loại thuốc trừ rầy tiếp xúc để diệt rầy hiệu quả hơn. Lúa ở giai đoạn sau trỗ chín sử dụng các loại thuốc trừ rầy tiếp xúc. Ngoài ra, bà con nông dân cần thường xuyên theo dõi tin tức dịch bệnh và thông tin chỉ đạo từ các cơ quan chức năng về cơ cấu giống, thời vụ xuống giống và các biện pháp canh tác, các biện pháp chăm sóc lúa để nhanh phục hồi ở những ruộng lúa bị bệnh; và tiến hành cấy, gieo thẳng lại nếu còn thời vụ với diện tích bị bệnh phải tiêu hủy hoặc chuyển trồng cây khác

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.