tailieunhanh - Giáo trình Cơ học lý thuyết: Phần tĩnh học - ĐH Bách khoa Đà Nẵng

Giáo trình "Cơ học lý thuyết: Phần tĩnh học" do bộ môn Cơ kỹ thuật thuộc ĐH Bách khoa Đà Nẵng biên soạn cung cấp cho người đọc các kiến thức: Các khái niệm cơ bản - Hệ tiên đề tĩnh học, lý thuyết hệ lực, ma sát, trọng tâm của vật rắn. . | ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Ể TẺH cơ B LÍ MẺ ĩ PHẰN Tĩl HỌC KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT BỘ MÔN CƠ KỸ THUẬT ĐÀ NẴNG 2005 GIÁO TRÌNH CƠ LÝ THUYẾT I PHẦN TĨNH HỌC CHƯƠNGI CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN - HỆ TIÊN ĐỀ TĨNH HỌC Tĩnh học vật rắn là phần cơ học chuyên nghiên cứu sự cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của các lực. Trong phần tĩnh học sẽ giải quyết hai bài toán cơ bản 1- Thu gọn hệ thực về dạng đơn giản. 2- Tìm điều kiện cân bằng của hệ lực. Để giải quyết các bài toán trên ta cần nắm vững các khái niệm sau đây 1 . CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN Vật rắn tuyệt đối Vật rắn tuyệt đối là vật mà khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ của vật luôn luôn không đổi hay nói cách khác dạng hình học của vật được giữ nguyên dưới tác dụng của các vật khác. Trong thực tế các vật rắn khi tương tác với các vật thể khác đều có biến dạng. Nhưng biến dạng đó rất bé nên ta có thể bỏ qua được khi nghiên cứu điều kiện cân bằng của chúng. Ví dụ Khi dưới tác dụng của trọng lực P dầm AB phải võng xuống thanh CD phải giãn ra. hình 1 . A@B ZV1 z P a Hình 1 Nhưng do độ võng của dầm và độ dãn của thanh rất bé ta có thể bỏ qua. Khi giải bài toán tĩnh học ta coi như dầm không võng và thanh không dãn mà kết quả vẫn đảm bảo chính xác và bài toán đơn giản hơn. Trong trường hợp ta coi vật rắn là vật rắn tuyệt đối mà bài toán không giải được lúc đó ta cần phải kể đến biến dạng của vật. Bài toán này sẽ được nghiên cứu trong giáo trình sức bền vật liệu. Chương I Các khái niệm cơ bản-Hệ tiên đề tĩnh học Trang 1 C D P b GIÁO TRÌNH CƠ LÝ THUYẾT I PHẦN TĨNH HỌC Để đơn giản từ nay về sau trong giáo trình này chúng ta coi vật rắn là vật rắn tuyệt đối. Đó là đối tượng để chúng ta nghiên cứu trong giáo trình này. Lực Trong đời sống hằng ngày ta có khái niệm về lực như khi ta xách một vật nặng hay một đầu máy kéo các toa tàu. Từ đó ta đi đến định nghĩa lực như sau Lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng tương hỗ cơ học của vật này đối với vật khác mà kết quả làm thay đổi chuyển động hoặc biến dạng của các vật. Qua thực

TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG