tailieunhanh - Báo cáo "Vấn đề khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự "

Vấn đề khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự Điều đó phù hợp với những cam kết mà Việt Nam đã kí kết trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948: “Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân”;(1) “Mọi người đều có quyền được các toà án quốc gia có thẩm quyền bảo vệ bằng các biện pháp hữu hiệu để chống lại những hành vi vi phạm các quyền cơ bản của họ mà đã được hiến pháp hay luật pháp quy định”.(. | ĐẶC SAN VỂ BỘ LUẬT Tố TỤNG DÂN sự VẤN ĐỀ KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN Sự ThS. LẼ THỊ BÍCH LAN Do tầm quan trọng của việc khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự nên Bộ luật tố tụng dân sự BLTTDS đã dành hẳn chương XII tại Phần thứ hai từ Điều 161 đến Điều 178 để quy định chi tiết cụ thể thủ tục hình thức nội dung cũng như quyền hạn nhiệm vụ của các chủ thể khởi kiện trách nhiệm của toà án trong việc nhận đơn khởi kiện thụ lý vụ án dân sự. So với các quy định của các văn bản pháp luật tố tụng dân sự trước đây Nhà nước ta đã ban hành thì những quy định của BLTTDS về vấn đề này có khá nhiều điểm mới tập trung ở một số nội dung sau đây 1. về quyền khởi kiện và phạm vi khởi kiện Quyền khởi kiện vụ việc dân sự là quyền của cá nhân cơ quan tổ chức trong phạm vi quyền hạn của mình yêu cầu toà án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hay lợi ích công cộng lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực cơ quan tổ chức mình phụ trách. Các điều 161 162 BLTTDS đã quy định các chủ thể có quyền khởi kiện gồm có cá nhân cơ quan tổ chức kể cả tổ chức không có tư cách pháp nhân . Các điều luật này cũng xác định rõ phạm vi khởi kiện của các cơ quan bao gồm - Cơ quan về dân số gia đình và trẻ em có quyền khởi kiện trong phạm vi vụ án về hôn nhân và gia đình do Luật hôn nhân và gia đình quy định theo các điều 55 66 Luật hôn nhân và gia đình - Công đoàn cấp trên có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động - Cơ quan tổ chức có quyền khởi kiện yêu cầu toà án bảo vệ lợi ích công cộng. lợi ích của Nhà nước trong lĩnh vực mình phụ trách. Như vậy khác với trước đây BLTTDS không còn quy định quyền khởi tố vụ án dân sự cho cơ quan viện kiểm sát nhân dân nữa. Vai trò kiểm sát việc tuân theo pháp luật của viện kiểm sát nhân dân theo quy định của BLTTDS được thể hiện chủ yếu qua việc thực hiện các quyền yêu cầu kiến nghị kháng nghị theo quy định của pháp luật. Viện kiểm sát chỉ tham gia phiên toà sơ thẩm đối với những vụ án do

TỪ KHÓA LIÊN QUAN