tailieunhanh - Báo cáo "Chế định phúc thẩm vụ án dân sự "

Chế định phúc thẩm vụ án dân sự Chính vì vậy, người đã thực hiện hành vi phạm tội có thể có những hành vi gây nguy hiểm cho người làm chứng (có thể trực tiếp với người làm chứng hoặc gây nguy hiểm cho người khác để tác động đến người làm chứng). | ĐẶC SAN VỂ BỘ LUẬT Tố TỤNG DÂN sự CHẾ ĐỊNH PHÚC THẨM vụ ÁN DÂN sự Trong Bộ luật tố tụng dân sự chế định phúc thẩm dân sự được quy định tại Phần thứ ba gồm 3 chương từ Chương XV đến Chương XVII 39 điều luật từ Điều 242 đến Điều 281 . Có thể nói các quy định trong BLTTDS về thủ tục phúc thẩm dân sự đã được kế thừa từ Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động. Tuy nhiên các quy định này đã có sự sửa đổi bổ sung cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như công cuộc cải cách hành chính c ải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta. Những sửa đổi bổ sung cơ bản về thủ tục phúc thẩm dân sự trong BLTTDS gồm những vấn đề cơ bản sau đây 1. về tính chất của xét xử phúc thẩm Từ trước đến nay hệ thống toà án của chúng ta vẫn thực hiện theo chế độ hai cấp xét xử tuy nhiên đến năm 2002 mới được ghi nhận trong Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2002. Hiện nay tại Điều 242 BLTTDS khẳng định xét xử phúc thẩm là việc toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án quyết định của toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Việc BLTTDS quy định về tính chất của xét xử phúc thẩm nhằm khẳng định phúc thẩm là một cấp xét xử và là cấp xét xử thứ hai được tiến hành sau thủ tục sơ thẩm. ThS. NGUyẾN THỊ THU HÀ 2. Kháng cáo kháng nghị theo trình tự phúc thẩm - về người có quyền kháng nghị Trước đây Điều 58 PLTTGQCVADS Điều 60 PLTTGQCTCLĐ chỉ quy định viện kiểm sát cùng cấp hoặc trên một cấp có quyền kháng nghị bản án quyết định sơ thẩm mà không nói cụ thể ai là người có quyền kháng nghị. Việc quy định như vậy dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm trong việc thực hiện kháng nghị cũng như việc chịu trách nhiệm pháp lý trước quyết định kháng nghị của mình. Để giải quyết vấn đề này Điều 250 BLTTDS đã quy định viện trưởng viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật để yêu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN