tailieunhanh - Báo cáo "Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự "

Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự Trong trường hợp này, khả năng người làm chứng gặp nguy hiểm do người phạm tội gây ra nhằm che giấu hành vi mình đã thực hiện hầu như là không có. Ngược lại, nếu một người biết các tình tiết trong vụ án hình sự là những thông tin có tính chất khẳng định sự việc, hành vi phạm tội, lỗi, các tình tiết có tính chất tăng nặng trách nhiệm hình sự thì khi đó sự hiện diện của người đó trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. | ĐẶC SAN VỂ BỘ LUẬT Tố TỤNG DÂN sự ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT vụ ÁN DÂN sự Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc toà án quyết định chấm dứt giải quyết vụ án dân sự nếu sau khi thụ lý vụ án dân sự mà phát hiện ra một trong các căn cứ pháp luật quy định. Việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đúng đắn sẽ sớm chấm dứt được việc giải quyết vụ án tiết kiệm được thời gian tiền của của đương sự và của Nhà nước. Tuy nhiên nếu việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự không đúng sẽ không bảo đảm được việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự. Vì vậy vấn đề xác định rõ được căn cứ và hậu quả của đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có tầm quan trọng đặc biệt. 1. Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định tại Điều 46 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 Điều 39 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 và Điều 41 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996 Điều 192 BLTTDS quy định khá cụ thể chi tiết các căn cứ của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Theo đó các căn cứ của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự bao gồm . Những căn cứ phát sinh sau khi toà án đã thụ lý vụ án khoảnl Điều 192 BLTTDS - Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân NGUyẾN TRIỀU D-ƠNG đã chết mà quyền nghĩa vụ của họ không được thừa kế Những quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn bị đơn là cá nhân không được thừa kế là những quyền và nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của họ. Ví dụ trong vụ án yêu cầu cấp dưỡng khi ly hôn mà một bên vợ hoặc chồng chết thì quyền được cấp dưỡng hoặc nghĩa vụ phải cấp dưỡng không được thừa kế. Tuy nhiên cũng cần phải phân biệt trường hợp này với trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền nghĩa vụ tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng khoản 1 Điều 62 BLTTDS . Người thừa kế của đương sự được xác định theo các quy định về thừa kế của Bộ luật dân sự. Nếu trong trường hợp có nhiều người thừa kế của đương sự thì tất cả những người thừa kế tham gia tố tụng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.