tailieunhanh - Báo cáo "Thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới - so sánh quy định của Hiệp định TRIPS/WTO với quy định của pháp luật Việt Nam "

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới - so sánh quy định của Hiệp định TRIPS/WTO với quy định của pháp luật Việt Nam Chính những thông tin mà người làm chứng biết là những dấu hiệu về nội dung quyết định họ có thể trở thành người làm chứng. Về mặt thủ tục pháp lí, họ phải được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập với tư cách người làm chứng (họ phải là người có khả năng nhận thức về các tình tiết của vụ án và có khả năng khai báo đúng đắn) | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl THựC THI QUYỂN sà HOU trí tuệ tại bển giới . so SÁNH QUY ĐỊNH CỦA Nệ ĐỊNH TRIPs WTO VỚI QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1. Các yêu cầu của thủ tục thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới . về xác định giới hạn các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ cần xử lí Hiệp định TRIPs từ Điều 51 đến Điều 60 có các quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới. Theo đó Hiệp định yêu cầu các biện pháp đặc biệt tại biên giới chỉ được áp dụng cho các hành vi vi phạm nhãn mác 1 và bản quyền 2 mà không mở rộng tới tất cả các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khác. Lí do là ở đây có những khó khăn cho các cơ quan hải quan khi phải điều tra xác minh các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khác ngoài nhãn mác và bản quyền. Tiến hành điều tra tìm các chứng cứ của hành vi vi phạm đối với các con chíp bán dẫn điện tử hoặc những sản phẩm có nội dung là một phần của hành vi vi phạm sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp có thể đặt ra nghĩa vụ nặng nề cho các cơ quan hải quan của bất kì nước nào đặc biệt trong các nước đang phát triển. Đây là nghĩa vụ tối thiểu mà Hiệp định TRIPs đặt ra cho các nước là thành viên của WTO nhưng cũng không hạn chế việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khác. Theo quy định của pháp luật Việt Nam Điều 57 Luật hải quan thì tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo vệ bởi biện Ths. VŨ THỊ HỒNG YẾN pháp kiểm soát biên giới. Quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm hai lĩnh vực cơ bản như quyền tác giả quyền của tác giả đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật khoa học quyền của người biểu diễn của tổ chức sản xuất băng âm thanh đĩa âm thanh băng hình đĩa hình quyền của tổ chức phát thanh truyền hình và quyền sở hữu công nghiệp sáng chế giải pháp hữu ích kiểu dáng công nghiệp chỉ dẫn địa lí tên gọi xuất xứ hàng hoá tên thương mại thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn bí mật kinh doanh giống cây trồng . Như vậy so với quy định của Hiệp định

TỪ KHÓA LIÊN QUAN