tailieunhanh - Thống nhất quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông nhằm phát triển bền vững

Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020, đã cụ thể hoá quan điểm quản tài nguyên nước: Quản lý tài nguyên nước phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp và thống nhất trên cơ sở lưu vực sông. Bài viết "Thống nhất quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông nhằm phát triển bền vững" phân tích các nguyên tắc, nhiệm vụ và các tiêu chí để xây dựng mô hình quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước theo lưu vực sông. . | THỐNG NHẤT QUAN lý TÀI NGUyÊN Nưíc THEO lưu vực SÔNG NHAM PHÁT TRIỂN BỂN V0NG . Nguyễn Tuấn Anh KS. Lưu Phú Hào Tóm tắt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 đã cụ thể hoá quan điểm quản lý tài nguyên nước Quản lý tài nguyên nước phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp và thống nhất trên cơ sở lưu vực sông . Bài viết này phân tích các nguyên tắc nhiệm vụ và các tiêu chí để xây dựng mô hình quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước theo lưu vực sông. Từ các tiêu chí lựa chọn xem xét cơ cấu tổ chức hiện nay của Bộ Nông nghiệp và PTNT tác giả nhận định việc giao chức năng quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông cho Bộ NN PTNT là phù hợp hơn cả cả về truyền thống và hiện tại cả về pháp lý và đạo lý cả về lý luận và thực tế cả về kinh nghiệm quốc tế và kinh nghiệm trong nước cả về trung ương đến địa phương. xét về phương diện nào cũng rất thoả đáng. Từ khoá Quản lý tài nguyên nước lưu vực chí mô hình Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có nguồn nước mặt và nước ngầm tương đối dồi dào song lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa trong năm và giữa các vùng trong nước nên thường gây ra lũ lụt về mùa mưa và hạn hán về mùa khô ở nhiều nơi. Địa hình núi non tạo ra tiềm năng đáng kể về thuỷ điện và dự trữ nước nhưng đồng thời cũng làm tăng khả năng gây lũ lụt và xói mòn đất đai. Tài nguyên nước ngầm được khai thác phục vụ yêu cầu sinh hoạt và tưới ở quy mô vừa và nhỏ ở một số vùng. Đối với các nguồn nước quốc tế mà Việt Nam cùng có chung với các nước láng giềng đã được chú trọng nhằm tăng cường sự điều phối và hợp tác quốc tế trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước nhằm phục vụ lợi ích công bằng và hợp lý giữa các bên liên quan trong lưu vực. Tuy vậy công tác quản lý tài nguyên nước còn có những yếu kém làm cho việc bảo vệ quản lý khai thác và phát triển tài nguyên nước còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững tài nguyên nước ở nước ta. 1. Quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước theo lưu

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN