tailieunhanh - Thực trạng cung, cầu phân bón vô cơ của Việt Nam trong thời gian qua và giải pháp phát triển thị trường - ThS. Nguyễn Thế Hoà

Tiêu dùng phân bón vô cơ ở Việt Nam, cung phân bón vô cơ của Việt Nam, kiến nghị một số giải pháp phát triển thị trường phân bón vô cơ của Việt Nam là những nội dung chính trong bài viết "Thực trạng cung, cầu phân bón vô cơ của Việt Nam trong thời gian qua và giải pháp phát triển thị trường". . | Thực trạng cung cầu phân bón vô cơ của Việt nam trong thời gian qua và giải pháp phát triên thị trường Ths. Nguyễn Thế Hoà1 1. Đặt vấn đề Cây trồng luôn đòi hỏi đủ chất dinh dưỡng cho phát triển và hoàn thiện chu kỳ sinh trưởng của chúng. Phân bón vô cơ là nguồn dinh dưỡng quan trọng đã và đang góp phần chủ yếu làm tăng năng suất cây trồng và ổn định độ phì của đất. Phân bón vô cơ có vai trò không nhỏ đưa Việt nam thuộc danh sách 10 nước có năng suất lúa cao nhất thế giới từ chỗ thiếu lương thực trầm trọng trở thành nước có lượng gạo xuất khẩu ổn định trên 4 triệu tấn năm và đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên mấy năm gần đây thị trường phân bón vô cơ của Việt nam nhất là phân đạm urê có nhiều bất ổn giá urê tăng cao cung không đáp ứng cầu nạn đầu cơ và hàng giả tràn lan làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Phân tích thực trạng cung cầu phân bón vô cơ của Việt Nam để đưa ra một số giải pháp nhằm bình ổn phát triển thị trường này là hết sức cần thiết. 2. Tiêu dùng phân bón vô cơ ở Việt Nam Trước năm 1989 nước ta thiếu lương thực triền miên hàng năm phải nhập khẩu lương thực với số lượng lớn có năm trên 1 triệu tấn. Năng suất lúa rất thấp trung bình giai đoạn 1981-1985 chỉ đạt 24 25 tạ ha. Sản xuất nông nghiệp mang nặng tính tự cấp tự túc nông dân chủ yếu sử dụng phân hữu cơ như phân chuồng phân bắc phân xanh . bón cho cây trồng. Tỉ lệ sử dụng phân vô cơ rất thấp chủ yếu dựa vào một số nhà máy trong nước với sản lượng không đáng kể do nhà nước bao tiêu sản phẩm. Đối với phân lân và phân NPK Nhà nước hạn chế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước. Tổng lượng chất dinh dưỡng hoàn trả lại cho đất thấp hơn rất nhiều so với lượng chất dinh dưỡng mà nông sản lấy đi. Năm 1985 86 tổng lượng chất dinh dưỡng N P2O5 K2O sử dụng là 385 5 nghìn tấn tương đương khoảng 1 1 triệu tấn phân bón các loại trên diện tích đất nông nghiệp khoảng 6990 nghìn ha. Tỉ lệ 3 chất dinh dưỡng cơ bản cũng mất cân đối 1 0 23 0 05 tương đối nhiều đạm quá ít kali và ít lân so với tỷ lệ bình quân

TÀI LIỆU LIÊN QUAN