tailieunhanh - Khoan phụt xử lý nền công trình thủy lợi - PGS.TS. Nguyễn Phương Mậu

Bài viết "Khoan phụt xử lý nền công trình thủy lợi" trình bày về quá trình phun ép và sự di chuyển của vật liệu. Với các bạn chuyên ngành Kiến trúc - Xây dựng thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích. | KHOAN PHỤT xử LY NEN công trình THUỶ LỢI NGUyỄN PHƯƠNG MẬU Giám đốc Công ty TV chuyển giao CN Trường Đại học Thuỷ lợi NGUyỄN TRUNG VIỆT Trường Đại học Thuỷ lợi I. Đặt vấn đề. Nền công trình thuỷ lợi đóng vai trò rất quan trọng tới ổn định của công trình về các mặt chịu tải biến dạng thấm nhất là đối với đập bê tông trọng lực tràn xả lũ cống cầu. Từ những năm đầu của thế kỉ 18 nguời Pháp đã tiến hành gia cố nền bằng phun ép xi măng nhất là đối với nền đá bị nứt nẻ nhằm cải thiện khả năng chịu tải đổng nhất hoá các tính chất cơ học giảm khả năng biến dạng của khối đá và tăng khả năng chống thấm qua nền giảm áp lực thấm duới đáy công trình và các biến hình thấm có thể xẩy ra. Từ đó tới nay công nghệ khoan phụt đã đạt đuợc nhiều thành tựu và trở thành công cụ không thể thiếu trong ngành xây dựng nói chung và thuỷ lợi nói riêng. Tuy nhiên do sự phức tạp và các đặc điểm nứt nẻ của đất đá là rất đa dạng nên công nghệ khoan phụt vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tế và kết quả khoan phụt thử nghiệm mà chua có lý thuyết hoàn chỉnh. Để phần nào giúp độc giả hiểu rõ hơn về tính phức tạp của công tác khoan phụt trong nền đá so với nền đất trong khuôn khổ bài báo này tiến hành phân tích một số kết quả nghiên cứu nhằm góp phần định huớng nghiên cứu và rút ra các kết luận chính xác hơn làm cơ sở cho công tác thiết kế cũng nhu xác định chính xác các tham số ảnh huởng tới khoan phụt trong nền đá. II. Quá trình phun ép và sự di chuyển của vật liệu. Khoan phụt vào nền đá là ép vật liệu vào các khe nứt lỗ rỗng trong khối đá. Quá trình lan truyền đó chủ yếu là lan truyền trong mặt phẳng - mặt khe nứt. Phun ép thông qua các lỗ khoan đuợc xem là bài toán phẳng còn khi vật liệu đã di chuyển xa hẳn lỗ khoan thì đuợc xem là bài toán một chiều xem H-1 v r H-1. Lan truyền vật liệu trong khe nứt H-2. Quan hệ tốc độ và chiều dài lan truyền của vật liệu Nếu quá trình phun ép vào khe nứt đuợc tiến hành đơn lẻ theo các mặt phẳng song song của khe nứt với nhau xuất phát từ một lỗ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN